TP - Sáng 29/5, nhiều tổ Quốc hội “nóng ran” khi thảo luận về Dự thảo Luật phí và lệ phí. Theo phân tích của một số đại biểu (ĐB), con số 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được đề cập Danh mục phí và lệ phí mới chỉ là chia theo lĩnh vực, rất chung chung, còn quy định cụ thể thì phải có đến cả trăm khoản phí và dăm trăm khoản lệ phí.
Những khoản phí “buồn cười”
“Lệ phí hoa hồng chữ ký là cái lệ phí gì? Tôi đọc mà không thể hiểu nổi”, ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) bức xúc. “Liệu có phải đó là hình thức “bo” chữ ký không? Hay “hoa hồng” chỉ là “hoa hồng” dành cho chữ ký của “sếp”? Hàng loạt các đại biểu góp ý kiến như để chia sẻ nỗi bức xúc với ông Khanh.
Ngoài ra, theo ông Khanh, còn nhiều loại phí đọc lên thấy “rất buồn cười”, thấy cái gì cũng thu được, không quan tâm đến việc thu chồng, thu chéo. Ông Khanh viện dẫn: Nhiệm vụ của Bảo hiểm y tế (BHYT) là phải phòng bệnh thật tốt để người dân không bị bệnh. Dân đóng BHYT tức là đã đóng cả phần phòng bệnh. Thế mà lại còn quy định bắt dân đóng “phí phòng chống dịch bệnh” nữa. Như thế là “phí chồng phí” rồi còn gì nữa?”, ông Khanh lập luận.
Khá bức xúc khi nói về việc thu phí, ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, việc thu phí môi trường hiện nay là không phù hợp. “Ngư dân chạy ngoài biển sao lại bắt họ phải đóng phí môi trường. Có quá nhiều điều vô lý nhưng chúng ta vẫn cứ làm”, ông Lịch nói. ĐB Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) đưa ra dẫn chứng chỉ rõ việc thu thuế môi trường chưa bảo đảm nguyên tắc: Gây ô nhiễm nhiều phải đóng phí nhiều. Chưa bảo đảm đúng mục đích, công khai minh bạch. “Thời gian qua Tập đoàn Than và Khoáng sản nộp phí bảo vệ môi trường rất lớn. Nhưng qua trao đổi, có nhiều địa phương cấp xã, huyện ở Quảng Ninh không nhận được các khoản phí mà chúng tôi đã nộp. Như thế là không đúng”, ông Hòa lên tiếng.
ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) thì trăn trở trước đề xuất chuyển học phí, viện phí sang cơ chế giá thị trường. “Các nước tư bản miễn học phí, viện phí mà ta là nước xã hội chủ nghĩa sao lại quy định theo giá. Tôi đề nghị cần hết sức cân nhắc, thận trọng vì cái này nó động đến đời sống nhân dân sâu sắc lắm”, ông Minh nói.
ĐB Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị) thì đề nghị xem lại lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và lệ phí cấp phép nuôi con nuôi. Theo ông, hiện nay nhiều gia đình không có con, nhận trẻ mồ côi về nuôi là có tính nhân văn sâu sắc, dù mức lệ phí không lớn nhưng cũng nên bỏ ra khỏi danh mục để tránh tâm lý cho người dân.
Theo ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương), có rất nhiều khoản phí, lệ phí thu không phù hợp. Có cảm giác như cái gì cũng thu, không quan tâm đến việc thu chồng, thu chéo. Ảnh: Văn Kiên.
Dân ức chế vì dự án BOT bủa vây
Theo ông Khanh, hiện nay người dân đi ô tô, xe máy đều phải đóng phí bảo trì đường bộ. Tuy nhiên, các tuyến đường đầu tư theo hình thức BOT mọc lên rất nhiều nên những người sống trong vùng BOT đang phải “gánh” rất nhiều “phí chồng phí”. “Người ta đã nộp phí bảo trì đường bộ rồi nhưng giờ cứ đi ra khỏi nhà là phải mất phí. Như thế không phí chồng phí thì là gì. Chúng ta cần nghiên cứu lấy tiền nhà nước trả cho BOT, chứ nếu không người dân sống ở vùng BOT khổ lắm. Bộ GTVT nói không chồng phí, còn tôi thì tôi khẳng định đó là phí chồng phí”, ông Khanh lên tiếng.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai cũng phải kêu rằng: “Dân nói phí chồng phí là đúng”. Theo bà Mai, đi đâu cũng thấy dân kêu về phí từ các dự án BOT. “BOT hiện xuất hiện nhiều lắm. Tôi nghĩ ở vùng sâu, vùng xa làm BOT hạn chế thôi, để dân đỡ phải đóng phí”, bà Mai kiến nghị. Ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cũng cho biết, thu phí BOT nhiều quá đã gây tâm lý ức chế cho nhân dân. “Chúng ta quy định 70 km có một trạm thu phí, nhưng thực tế khi làm lại không đúng, dày đặc quá. Đến khi dân kêu thì lại giải thích này, giải thích kia. Nhưng đó chỉ là cách giải thích áp đặt, chứ dân không đồng tình đâu”, ông Quyến nói.
Đề cập đến việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, ĐB Trần Dương Tuấn (Bến Tre) đề nghị nên xem xét bãi bỏ vì thu rất phức tạp, hiệu quả không cao. “Tại địa phương tôi, năm đầu thì được 75%, năm sau xuống còn 50% và từ đầu năm đến nay cũng chỉ thu được 5%. Cái thứ hai là nộp cũng được, không nộp cũng được, chẳng có chế tài xử lý. Theo tôi nên bỏ cái này đi”, ông Tuấn nói.
Theo ĐB Trương Thị Ánh (thành phố Hồ Chí Minh), khi xe máy mua xăng, tức là người dân đã đóng phí giao thông. Nay thu thêm phí bảo trì nữa là không phù hợp cần xem xét bãi bỏ.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cảnh báo, Danh mục 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được quy định trong Dự thảo luật thực tế mới chỉ là những quy định chung chung, theo lĩnh vực. Còn nếu tính cụ thể của luật này thì phải có đến hơn trăm khoản phí và dăm trăm khoản lệ phí… Ông Thụ đề nghị cần thận trọng, tránh mở rộng quá lớn, thêm gánh nặng cho dân.
“Luật phí và lệ phí tác động rất lớn đến người dân nên cần phải lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi. Đặc biệt đã là luật thì không nên có câu quét “trong trường hợp đặc biệt…”. Ngành nào, Bộ nào cũng có câu quét áng chừng như thế rồi sau này lại bổ ra thu của dân là không hợp lý”.
ĐB Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
Những khoản phí “buồn cười”
“Lệ phí hoa hồng chữ ký là cái lệ phí gì? Tôi đọc mà không thể hiểu nổi”, ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) bức xúc. “Liệu có phải đó là hình thức “bo” chữ ký không? Hay “hoa hồng” chỉ là “hoa hồng” dành cho chữ ký của “sếp”? Hàng loạt các đại biểu góp ý kiến như để chia sẻ nỗi bức xúc với ông Khanh.
Ngoài ra, theo ông Khanh, còn nhiều loại phí đọc lên thấy “rất buồn cười”, thấy cái gì cũng thu được, không quan tâm đến việc thu chồng, thu chéo. Ông Khanh viện dẫn: Nhiệm vụ của Bảo hiểm y tế (BHYT) là phải phòng bệnh thật tốt để người dân không bị bệnh. Dân đóng BHYT tức là đã đóng cả phần phòng bệnh. Thế mà lại còn quy định bắt dân đóng “phí phòng chống dịch bệnh” nữa. Như thế là “phí chồng phí” rồi còn gì nữa?”, ông Khanh lập luận.
Khá bức xúc khi nói về việc thu phí, ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, việc thu phí môi trường hiện nay là không phù hợp. “Ngư dân chạy ngoài biển sao lại bắt họ phải đóng phí môi trường. Có quá nhiều điều vô lý nhưng chúng ta vẫn cứ làm”, ông Lịch nói. ĐB Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) đưa ra dẫn chứng chỉ rõ việc thu thuế môi trường chưa bảo đảm nguyên tắc: Gây ô nhiễm nhiều phải đóng phí nhiều. Chưa bảo đảm đúng mục đích, công khai minh bạch. “Thời gian qua Tập đoàn Than và Khoáng sản nộp phí bảo vệ môi trường rất lớn. Nhưng qua trao đổi, có nhiều địa phương cấp xã, huyện ở Quảng Ninh không nhận được các khoản phí mà chúng tôi đã nộp. Như thế là không đúng”, ông Hòa lên tiếng.
ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) thì trăn trở trước đề xuất chuyển học phí, viện phí sang cơ chế giá thị trường. “Các nước tư bản miễn học phí, viện phí mà ta là nước xã hội chủ nghĩa sao lại quy định theo giá. Tôi đề nghị cần hết sức cân nhắc, thận trọng vì cái này nó động đến đời sống nhân dân sâu sắc lắm”, ông Minh nói.
ĐB Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị) thì đề nghị xem lại lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và lệ phí cấp phép nuôi con nuôi. Theo ông, hiện nay nhiều gia đình không có con, nhận trẻ mồ côi về nuôi là có tính nhân văn sâu sắc, dù mức lệ phí không lớn nhưng cũng nên bỏ ra khỏi danh mục để tránh tâm lý cho người dân.
Theo ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương), có rất nhiều khoản phí, lệ phí thu không phù hợp. Có cảm giác như cái gì cũng thu, không quan tâm đến việc thu chồng, thu chéo. Ảnh: Văn Kiên.
Dân ức chế vì dự án BOT bủa vây
Theo ông Khanh, hiện nay người dân đi ô tô, xe máy đều phải đóng phí bảo trì đường bộ. Tuy nhiên, các tuyến đường đầu tư theo hình thức BOT mọc lên rất nhiều nên những người sống trong vùng BOT đang phải “gánh” rất nhiều “phí chồng phí”. “Người ta đã nộp phí bảo trì đường bộ rồi nhưng giờ cứ đi ra khỏi nhà là phải mất phí. Như thế không phí chồng phí thì là gì. Chúng ta cần nghiên cứu lấy tiền nhà nước trả cho BOT, chứ nếu không người dân sống ở vùng BOT khổ lắm. Bộ GTVT nói không chồng phí, còn tôi thì tôi khẳng định đó là phí chồng phí”, ông Khanh lên tiếng.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai cũng phải kêu rằng: “Dân nói phí chồng phí là đúng”. Theo bà Mai, đi đâu cũng thấy dân kêu về phí từ các dự án BOT. “BOT hiện xuất hiện nhiều lắm. Tôi nghĩ ở vùng sâu, vùng xa làm BOT hạn chế thôi, để dân đỡ phải đóng phí”, bà Mai kiến nghị. Ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cũng cho biết, thu phí BOT nhiều quá đã gây tâm lý ức chế cho nhân dân. “Chúng ta quy định 70 km có một trạm thu phí, nhưng thực tế khi làm lại không đúng, dày đặc quá. Đến khi dân kêu thì lại giải thích này, giải thích kia. Nhưng đó chỉ là cách giải thích áp đặt, chứ dân không đồng tình đâu”, ông Quyến nói.
Đề cập đến việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, ĐB Trần Dương Tuấn (Bến Tre) đề nghị nên xem xét bãi bỏ vì thu rất phức tạp, hiệu quả không cao. “Tại địa phương tôi, năm đầu thì được 75%, năm sau xuống còn 50% và từ đầu năm đến nay cũng chỉ thu được 5%. Cái thứ hai là nộp cũng được, không nộp cũng được, chẳng có chế tài xử lý. Theo tôi nên bỏ cái này đi”, ông Tuấn nói.
Theo ĐB Trương Thị Ánh (thành phố Hồ Chí Minh), khi xe máy mua xăng, tức là người dân đã đóng phí giao thông. Nay thu thêm phí bảo trì nữa là không phù hợp cần xem xét bãi bỏ.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cảnh báo, Danh mục 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được quy định trong Dự thảo luật thực tế mới chỉ là những quy định chung chung, theo lĩnh vực. Còn nếu tính cụ thể của luật này thì phải có đến hơn trăm khoản phí và dăm trăm khoản lệ phí… Ông Thụ đề nghị cần thận trọng, tránh mở rộng quá lớn, thêm gánh nặng cho dân.
“Luật phí và lệ phí tác động rất lớn đến người dân nên cần phải lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi. Đặc biệt đã là luật thì không nên có câu quét “trong trường hợp đặc biệt…”. Ngành nào, Bộ nào cũng có câu quét áng chừng như thế rồi sau này lại bổ ra thu của dân là không hợp lý”.
ĐB Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương