Gia đình anh Phục đã có truyền thống 70 năm may cờ. Riêng anh đã 16 năm trực tiếp bắt tay vào sản xuất may, thêu. Anh cho biết, trước kia Từ Vân là một làng nghề nổi tiếng về thêu dệt nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều người đã bỏ nghề.
Chị Nguyễn Thị Duyên đang làm công đoạn pha vải, chị cho biết, hằng ngày, có rất nhiều người đến gia đình đặt hàng. Thường ít thì vài chục chiếc, còn nhiều đến cả nghìn chiếc. Trước kia, gia đình thuê người về làm, nhưng nay khoán cho những người dân trong làng. Dịp 2/9, làng trở nên bận rộn hơn khi liên tục có những đơn đặt hàng từ Hà Nội. |
Loại vải may lá cờ gọi là vải sa được mua về từ La Cả ( La Khê, Hà Đông) còn những bộ phận khác của lá cờ như tua, chỉ được mua từ làng Triều Khúc. Do khuôn viên chật hẹp, anh đã dọn giường và bàn uống nước của gia đình xuống… bếp để thuận tiện cho việc may và thêu. |
Chiếc cờ anh may to nhất có chiều dài 12m, rộng 6m được treo trên đỉnh Phù Vân (Yên Tử, Quảng Ninh). Anh tâm sự: “Có nhiều đơn đặt hàng làm lá cờ to nhưng do không gian hẹp, máy móc chưa được nâng cấp nên không dám nhận”. |
Gia đình luôn định hướng cho con trai Nguyễn Nam theo nghề truyền thống của gia đình. |
Máy móc chỉ giúp anh một phần, đối với anh được trực tiếp thêu, may là một niềm tự hào. |
Từ không gian chật hẹp này, gia đình anh Phục đã may hàng nghìn lá cờ, phục vụ các sự kiện trọng đại của đất nước. |
Anh cho biết, tất cả các công đoạn làm cờ đòi hỏi độ chính xác cao. Nếu tính toán không chuẩn lá cờ coi như bỏ đi. Mỗi khi có khách đặt hàng, anh Phục đều làm rất tỉ mỉ theo yêu cầu. Gia đình anh kiêm luôn việc in ấn. |
Không chỉ làm cờ Tổ quốc, gia đình anh còn làm nhiều mẫu khác nhau theo đơn đặt hàng của khách. |
Nam, con trai anh Phục cũng tự mình đi giao hàng cho những người đặt làm cờ trong xã. |
Sau khi in ấn xong, lá cờ được đem ra phơi nắng. |
Chỉ cần một cơn gió nhẹ là các lá cờ cuốn vào nhau, khi đó cả lô hàng coi như bỏ. Trời mưa cũng là nỗi ám ảnh đối với những người làm cờ Tổ quốc như anh. |