Ăn chơi 2013-12-06 13:31:37

giải mã "hiện tượng".....bún đậu mắm tôm ở SG.


[size=6]Chỉ một thời gian ngắn, bún đậu mắm tôm đã trở thành món ngon khó bỏ của nhiều người Sài Gòn, đặc biệt là cư dân công sở. Khắp các nẻo đường Sài Gòn, quán bún đậu mắm tôm mọc lên khẳng định vị thế của món ăn xứ Bắc trên đất Sài thành.[/size]
 
 
Chỉ một thời gian ngắn, bún đậu mắm tôm đã trở thành món ngon khó bỏ của nhiều người Sài Gòn, 
đặc biệt là cư dân công sở - Ảnh: Giang Vũ

Trào lưu mới
Ban đầu, bún đậu mắm tôm chỉ thường được dùng như bữa ăn nhẹ, ăn chơi. Nhưng dần dà, với các thành phần dễ tiêu, ít calo và thân thiện, nó trở thành sự lựa chọn thường xuyên trong bữa trưa, bữa chiều của nhiều người. Sau khi đã trở nên quá phổ biến ở miền Bắc – nơi sinh ra mình, bún đậu mắm tôm “Nam tiến”.
Chỉ một thời gian ngắn, bún đậu mắm tôm đã trở thành món ngon khó bỏ của nhiều người Sài Gòn, đặc biệt là cư dân công sở. Khắp các nẻo đường Sài Gòn, quán bún đậu mắm tôm mọc lên khẳng định vị thế của món ăn xứ Bắc trên đất Sài thành.
Bún đậu “xâm nhập” nhanh chóng một phần là nhờ tác động của người nổi tiếng. Khi người mẫu Trang Trần mở quán bún đậu đầu tiên trên đường Cống Quỳnh mang tên "Cô Khàn" với công thức Bắc đặc trưng, y hệt ngoài Hà Nội, các sao cả trong Nam lẫn gốc Bắc đều đến ủng hộ, khiến cho món ăn được chú ý “ké”.
Vài quán khác thì mở ra với mục đích đơn giản là chinh phục khách hàng gốc Bắc, những người vào đây làm, lâu không được thưởng thức món này rủ nhau đi ăn để bớt nhớ quê.
Rồi người truyền người, bún đậu trở thành món mới được chú ý. Mà ở Sài Gòn, cứ cái gì mới nhất, lạ nhất, người ta hay muốn thử.
Và lỡ dại cho kẻ nào thử món này, hễ thử là dính, hễ thử là nghiện như chơi. Mà nghiện rồi thì lại kéo theo vô số kẻ thân quen khác nghiện theo, vì chẳng ai muốn đi ăn một mình.
Thế là, chả mấy chốc, người người đều bún đậu, ngày ngày đều bún đậu. Có cung ắt có cầu, ngoài những quán đang đông khách từ đầu, hàng loạt hàng quán mới khác mọc lên để phục vụ nhu cầu của thượng đế khắp nơi. Từ đường Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão (Q.1) cho đến Pasteur (Q.3), Hồng Hà (Q.Tân Bình)… đâu đâu cũng biển treo bún đậu.
 

Người mẫu Trang Trần là người đầu tiên "khai phá" thị trường bún đậu mắm tôm 
tại Sài Gòn - Ảnh: Minh Quyên

 
Chị Minh Anh, Q.3, cho biết: “Món này mình không biết đâu, nghe đến mắm tôm là không thích, nhưng chị bạn rủ đi ăn một lần, thấy cũng đầy đủ chất rau, tinh bột, thịt, lại không khó chịu như mình tưởng. Ăn riết thành quen, vậy là trưa nào mấy chị em chung phòng cũng tranh thủ đi ăn.”
Sau đó là chụp ảnh, post hình lên Facebook, share cho nhau, vô hình chung, bún đậu được PR, quảng cáo một cách hiệu quả. Thậm chí, trên Facebook còn có hội những người thích ăn bún đậu mắm tôm. Các bạn trẻ lại thêm một nơi tụ tập ăn cho ấm bụng trước khi trà chanh chém gió hay café.
Thủy, sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM, chia sẻ: “Tụi mình thích cảm giác ngồi quây quần cạnh nhau, thích nhìn những mẹt bún đậu trình bày lạ mắt, thích cái vị ngon lạ của món Bắc này lắm. Trước khi chơi bời thường tụ tập ăn bún đậu rồi đi đâu mới đi.”
Đấy là không kể dân công sở chán cơm, các chị em sợ béo tìm đến bún đậu như món ăn nhẹ bụng, ít calo với hi vọng chế độ ăn kiêng không bị ảnh hưởng mà vẫn ngon miệng như thường.
Chị Hồng, Q.1, nói: “Món này khá mát, lại đa số toàn đồ nguội, buổi trưa nóng bức, dễ ăn và khiến bụng thoải mái hơn.”
 

Bún đậu mắm tôm được PR, quảng cáo một cách hiệu quả qua Facebook - Ảnh: Minh Quyên

 
Mộc mạc mà ăn thật đã
Bún đậu ngon phải có mắm tôm đặc biệt. Mắm ngon nhất có màu hồng phớt, thơm nồng nàn. Mắm được tăng vị thêm bằng đường, bột ngọt, ớt, vắt thêm chút tắc, đánh cho sủi bọt lên là tuyệt vời. Bên cạnh đó là đậu hũ chiên, tùy theo sở thích của khách mà cho vàng vừa tới, mềm ngọt hay cháy cạnh, giòn rụm.
Dù là loại nào thì đậu hũ cũng phải là đậu hũ tươi mới đem lại vị ngon nhất cho món ăn. Kế đến là rau thơm các loại lặt sẵn từng lọn, từng lá hương đậm đà và khó quên. Bún, thành phần chính của món ăn, không phải bún rối mà là bún lá, sợi nhỏ, dẻo, dai, mềm, cắt đều tay từng miếng nhỏ vừa ăn.
 
Ăn bún đậu phải thưởng thức thêm chả cốm, lòng lợn, thịt ba rọi luộc 
thì mới thật tròn vị - Ảnh: Giang Vũ

Nếu đã thử món bún đậu một lần, chỉ cần người phục vụ bưng đĩa ra, ngửi mùi thoang thoảng của mắm tôm là nước miếng có thể ứa ra rồi.
Làm sao cưỡng lại được từng miếng đậu hũ bùi bùi béo béo, miếng bún dai mềm, chút rau kinh giới, tía tô cay nhẹ, thơm dịu quyện với mắm tôm nồng nàn? Dứt miếng, lại “bồi” thêm lát dưa leo thanh thanh, mát lành quả “đã thiệt đã”.
Tuy nhiên, ăn bún đậu, thưởng thức thêm chả cốm, thịt ba rọi luộc mới thật tròn vị. Chả cốm với công thức riêng của mỗi quán khi ăn đều thơm thơm mùi thịt ngon, dẻo dẻo của hạt cốm lẫn bên trong thật đặc biệt.
Có dịp thì nên thử kẻo uổng bởi đây là món cổ truyền của người Hà Nội và chỉ bán trong các quán ăn bắc. Thịt ba rọi ăn cùng với bún được lựa chọn kỹ càng, làm sao để không quá nhiều mỡ gây ngấy, không quá nạc sẽ khô. Cả hai hợp tuyệt với bún đậu, thường là bộ ba khó tách rời.
Giá thành món ăn dân dã này khá rẻ, chỉ từ 20.000đ/phần. Phần đầy đủ, cả chả và thịt luộc (thường hay gọi là phần "tá lả") thì từ 50.000đ/phần.
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)