[size=6]Sương ở một vùng duyên hải tại Mỹ chứa thủy ngân, một kim loại độc có khả năng gây tử vong ở người, và gần đây các nhà khoa học mới tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này.[/size]
Cảnh tượng bờ biển ở vùng Big Sur, bang California vào một buổi sáng
Một nghiên cứu trước đây cho thấy sương trong thành phố Santa Cruz, bang California, Mỹ và khu vực xung quanh thành phố chứa thủy ngân - một kim loại tồn tại ở lỏng trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, không ai biết nguyên nhân khiến thủy ngân tồn tại trong sương. Nhưng một nghiên cứu mới đây của Đại học California chỉ ra rằng rất có thể thủy ngân trong sương có nguồn gốc từ đại dương, National Geographic đưa tin.
"Hàm lượng thủy ngân trong sương ven bờ biển rất nhỏ nên không thể gây nên bất kỳ hiểm họa nào cho người", Peter Weiss-Penzias, một nhà nhà hóa học của Đại học California, tuyên bố.
Nhưng sương là một mắt xích quan trọng trong chu trình tuần hoàn của nước ở vùng duyên hải bang California. Thủy ngân tích tụ trong động vật và cây. Vị trí của một loài trong chuỗi thức ăn càng lớn thì nồng độ thủy ngân trong cơ thể chúng càng cao. Vì thế, sự tồn tại của thủy ngân trong sương là một hiểm họa đối với hệ sinh thái.
Weiss-Penzias và các đồng nghiệp đã đo nồng độ dimethyl thủy ngân - một chất khí dễ bay hơi có công thức hóa học là (CH3)2Hg - từ bề mặt vịnh Monterey ở bang California tới độ sâu 1.000 m. Họ nhận thấy nồng độ dimethyl thủy ngân đạt mức cao nhất ở độ sâu chừng 200 m.
"Từ độ sâu 200 tới bề mặt, mức độ ổn định của dimethyl thủy ngân giảm. Vì thế nó phân hủy và một phần thủy ngân thoát vào không khí", Weiss-Penzias giải thích.
Nhóm nghiên cứu cho rằng sương là phương tiện trung chuyển từ 60 tới 99% thủy ngân từ đại dương vào đất liền. Họ sẽ đo trực tiếp nồng độ thủy ngân trong không khí phía trên bề mặt đại dương để chứng minh giả thuyết này.