Tin tức - pháp luật 2013-07-20 12:20:38

Giáo dục hướng tới nhà giàu bỏ lơ nhà nghèo?


[size=2]Những ngày qua, thông tin về việc Hà Nội thực hiện thí điểm 18 trường chất lượng cao trên toàn thành phố khiến dư luận đặc biệt quan tâm… Nhiều chuyên gia cho rằng, việc nâng cấp trường công thành trường chất lượng cao với mức học phí ngất ngưởng chẳng khác nào kinh doanh giáo dục và gây phân hóa học sinh…[/size]
[size=2]Trường học chỉ dành cho con nhà giàu?[/size]
[size=2]Ông Đoàn Hoài Vĩnh (phó giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội) cho biết: "Thành phố đã kiểm tra và công nhận thêm 86 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội lên 768 trường (chiếm hơn 32%). Hà Nội đang triển khai thực hiện thí điểm mô hình 18 trường chất lượng cao theo luật Thủ đô".[/size]
[size=2][/size]

[size=2]Nếu được chủ động mức thu học phí, trường sẽ có điều kiện nâng cấp trang thiết bị, tuy nhiên GV và HS lại chịu áp lực của chất lượng cao - ảnh minh họa[/size]

[size=2]Theo nghị quyết vừa được HĐND TP.Hà Nội thông qua, mức trần học phí của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao áp dụng tối đa trong năm học 2013-2014 đối với trường mầm non và tiểu học là 2,9 triệu đồng/tháng; trường THCS và THPT là ba triệu/tháng. Đến năm học 2014-2015, các mức học phí tương ứng là 3,2 triệu đồng và 3,4 triệu/tháng.[/size]
[size=2]Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: "Học phí của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được thu trên nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm tương xứng với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy. Các trường chất lượng, tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động; bảo đảm dân chủ, công khai minh bạch; chịu sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát của phụ huynh học sinh và xã hội; bảo đảm tương xứng giữa chất lượng giáo dục với học phí. Đây là mô hình mới sáng tạo thể hiện quyết tâm của Hà Nội trong nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân".[/size]
[size=2]Nhận định về mô hình trường chất lượng cao mà Hà Nội thí điểm, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, mô hình trường chất lượng cao đang thiếu những tiêu chí cụ thể. Chính sách này làm đẩy mạnh nhanh và sâu hơn nữa quá trình phân hóa trong việc hưởng thụ giáo dục của Nhà nước. Cô Nguyễn Hương Giang-  một giáo viên THCS (Hà Nội) đặt câu hỏi, nội dung giảng dạy ra sao khi tất cả các trường vẫn đang phải giảng dạy dựa trên chương trình chuẩn của bộ GD&ĐT và đội ngũ giáo viên được tuyển chọn như thế nào? Hơn nữa, nói là trường chất lượng cao nhưng hiện nay cũng chưa thấy có một cơ chế nào có thể đánh giá được chất lượng cao. Cái nhìn thấy chỉ là cơ sở vật chất, còn nội dung giảng dạy thì sẽ thế nào? Ai giám sát?…[/size]
[size=2][/size]

[size=2]TS. Nguyễn Tùng Lâm, đại biểu HĐND TP.Hà Nội[/size]

[size=2]Cần có chính sách cho… "con nhà nghèo"[/size]
[size=2]Xung quanh mô hình trường chất lượng cao, có ý kiến cho rằng, nền giáo dục Việt Nam không thể đi lên từ sự đầu tư cào bằng và eo hẹp như hiện nay. Hà Nội, TP.HCM hay một số thành phố lớn khác là nơi có điều kiện đi tiên phong, bởi ngoài đầu tư từ ngân sách, ở đây có nguồn lực đầu tư rất lớn từ xã hội. Tuy nhiên, để tạo ra được những mũi nhọn tiên phong cần có cách làm bài bản, cụ thể.[/size]
[size=2]Trao đổi với PV Người Đưa Tin, TS. Nguyễn Tùng Lâm, (đại biểu HĐND TP.Hà Nội) cho biết: "Theo quan điểm của cá nhân tôi, người dân có quyền được hưởng thụ giáo dục chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện có nhiều trường tư thục dân lập dán mác chất lượng cao và thu tiền học phí của dân cao ngất ngưởng. Vậy thì tại sao, các trường công lập đã có cơ sở vật chất của Nhà nước rồi lại không kêu gọi người dân đóng góp để phát triển thành trường chất lượng cao? Tôi cho rằng, mô hình thí điểm này là một phương án huy động sức dân để có được mô hình giáo dục chất lượng cao. Hiện nay, ngoài các trường chuyên thì các trường công lập không được thu thêm tiền và không có điều kiện để nâng cao chất lượng".[/size]
[size=2]Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, trong điều kiện đất nước còn khó khăn có thể huy động đóng góp sức dân để đảm bảo việc hưởng thụ một chất lượng giáo dục tốt. Thời gian thí điểm là 2 năm sẽ có những câu trả lời cụ thể, bài học thực tiễn. Nếu người dân thực sự đồng ý và chất lượng giáo dục được nâng cao thì đó là một điều tốt. Có lẽ, vấn đề người dân thực sự quan tâm là chất lượng giáo dục được thụ hưởng ở các trường chất lượng cao chứ học phí chưa phải là băn khoăn lớn nhất.[/size]
[size=2]Trao đổi với PV, GS. Phạm Minh Hạc nhận định: "Hiện nay ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục đã rất ưu tiên nhưng nhiều nơi cơ sở vật chất vẫn còn rất thiếu thốn, giáo viên vẫn khó sống bằng đồng lương của mình. Vấn đề học phí cần phải được xem xét để phát triển giáo dục như thế nào, chứ hiện nay thêm 18 trường chất lượng cao lại dự định nâng học phí thì với tư cách là một người dân Thủ đô, tôi thực sự không thể hiểu được đường lối chính sách của Thủ đô trong việc phát triển giáo dục. Như thế thì chúng ta cứ tập trung phát triển những phần cao mà không chú ý tới chất lượng giáo dục đại trà, trên cơ sở là phổ cập giáo dục".[/size]
[size=2]GS. Phạm Minh Hạc băn khoăn: "Nếu học phí cứ nâng lên tầm chất lượng cao thì thử hỏi ai là người có tiền cho con em mình đi học. Chúng ta ở Thủ đô thì bao nhiêu phần trăm dân cư có đời sống có đời sống khá giả, bao nhiêu phần trăm là khó khăn? Theo số liệu của một chương trình nghiên cứu khoa học do tôi  làm chủ nhiệm cách đây mấy năm thì trong cả nước có tới 80% dân cư còn sống ở mức khó khăn. Vì thế chúng ta sẽ đi theo hướng nào, hướng nhiều tới thành phần khá giả (vì những trường này chỉ con em nhà khá giả mới vào học được-PV). Trong khi trường công lập lại có học phí cao hơn cả những trường tư thục, tôi nghĩ rằng, giáo dục của chúng ta bây giờ cần phải chú ý tới người nghèo, người khó khăn. Ngay những cán bộ đi làm liệu có đủ tiền cho con đi học trường chất lượng cao hay không. Riêng tôi, tôi lo lắng nhiều cho các con em trong những gia đình có điều kiện sống trung bình, nghèo".[/size]
[size=2]Cũng theo TS.Tùng Lâm: "Nhiều người băn khoăn về vấn đề "liệu chúng ta có bỏ sót các em có khả năng nhưng gia đình kinh tế khó khăn?". Đó cũng là vấn đề được nhiều đại biểu HĐND Hà Nội đặt ra. Nhà nước có thể tăng học bổng, dành sự hỗ trợ tài chính để các em thực sự có khả năng nhận được sự ưu tiên. Cần dành một tỷ lệ nhất định trong tài chính như "quy định cứng" trường đó phải ấn định bao nhiêu % để giải quyết cho các học sinh có gia đình khó khăn phù hợp với năng lực học của học sinh đào tạo của trường chất lượng cao".   [/size]
[size=2] [/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)