[size=6]Bào thai trong bụng cậu bé nặng khoảng 700g và dài 25cm.[/size]
[justify]1. Phát hiện bào thai trong bụng bé trai 3 tuổi[/justify]
[justify]Mới đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Las Mercedes, Peru đã phát hiện ra bào thai bất thường trong bụng cậu bé Isbac Pacunda, 3 tuổi. Dự định ca phẫu thuật sẽ được tiến hành vào thời gian sớm nhất để loại bỏ bào thai ký sinh nguy hiểm trong bụng Isbac.[/justify]
[justify]Các bác sĩ đã phát hiện bào thai chết ký sinh trong bụng bé Isbac Pacunda[/justify]
[justify]Bác sĩ Carlos Astocondor và nhóm cộng sự cho biết, trường hợp của bé Isbac được gọi là “thai trong thai”, nghĩa là những phần cơ thể của người anh em song sinh với của Isbac đã phát triển trong dạ dày cậu bé. Bác sĩ Carloscho biết thêm, bào thai chết này nặng khoảng 700g, dài 25cm và nó đã hình thành mắt, xương, tóc trên đầu, nhưng không có bộ não, tim, phổi.[/justify]
[justify]Lý giải về điều này, bác sĩ Carlos Astocondor cho rằng, do nằm trong bụng của người anh em song sinh nên phần thai đã không có chất dinh dưỡng để phát triển như ở trong bụng mẹ.[/justify]
[justify]Bé sẽ sớm được các bác sĩ tại Bệnh viện Las Mercede phẫu thuật
lấy bào thai chết ra khỏi bụng[/justify]
[justify]Bố của Isbac, ông Leonidas Pacunda, rất lo lắng cho ca phẫu thuật sắp tới. Tuy nhiên các bác sĩ đã khẳng định rằng, mặc dù hiện tượng “thai trong thai” chỉ có tỷ lệ 1/500.000 nhưng việc loại bỏ bào thai chết không phải là điều quá phức tạp.[/justify]
[justify]2. Cậu bé có 2 tay cử động y hệt nhau[/justify]
[justify]Cậu bé Ethan Burn, 4 tuổi, sống tại quận Carshalton, hạt Surrey, Anh từ khi sinh ra đã có 1 khối u hiếm nằm sau mắt trái. Khối u dần phát triển sau nhiều năm và khiến cậu bé sống chung với hội chứng "bàn tay gương", có nghĩa là bàn tay phải chuyển động như thế nào thì bàn tay trái cũng làm theo y hệt.[/justify]
[justify]Cô Orme, mẹ của Ethan cho biết, từ lúc con trai cô được 4 tháng tuổi, cô đã phát hiện thấy những triệu chứng kỳ lạ khi cậu bé chuyển động tay. Lên 1 tuổi, Ethan không thể tự tập xúc thức ăn bởi cậu bé không thể điều khiển 2 tay một cách độc lập.[/justify]
[justify]Cậu bé Ethan Burn có một khối u phát triển sau mắt trái, khối u đã tạo nên
hội chứng "bàn tay gương" kỳ lạ[/justify]
[justify]Hai bàn tay cậu bé có thể chuyển động y hệt nhau một cách đáng kinh ngạc[/justify]
[justify]Trước tình trạng này, gia đình Ethan đã đưa cậu bé đi khám bác sĩ và biết được nguyên nhân do các khối u cực kỳ nguy hiểm bên trong mắt trái. Không những gây ra hội chứng "bàn tay bắt chước nhau", những khối u này còn có thể gây nguy hại cho tính mạng cậu bé.[/justify]
[justify]Vài tháng trước, các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàng gia London và Great Ormond Street đã tiến hành xạ trị cho Ethan Burn. Họ đã cắt bỏ kịp thời hơn 100 khối u ở phía sau mắt trái cậu bé. Mặc dù quá trình điều trị ung thư đã khiến thị lực mắt trái Ethan bị mất hoàn toàn, cậu bé vẫn luôn tỏ ra lạc quan và yêu đời. Cậu bé đã có thể đạp xe, chơi quần vợt cùng gia đình và đi học.[/justify]
[justify]Sau một quá trình xạ trị, khối u đã được loại bỏ và Ethan đã trở lại cuộc sống bình thường[/justify]
[justify]3. Cậu bé ăn mọi thứ[/justify]
[justify]Cậu bé Zach Tahir ở thành phố Salford (Anh) mắc chứng bệnh Pica hiếm gặp, Zach thích nhấm nháp các đồ vật có trong phòng ngủ của cậu. Lo lắng cho sức khỏe của con, mẹ cậu bé, cô Rachel Horn đã tìm cách ngăn chặn và không cho Zach đến gần những đồ vật, tuy nhiên việc kiểm soát Zach gặp rất nhiều khó khăn.[/justify]
[justify]Căn phòng ngủ mới "không thể ăn" của cậu bé Jach[/justify]
[justify]Mẹ cậu bé, bà Rachel cho biết: “Zach có thể ăn bất cứ thứ gì nó nhìn thấy. Zach luôn muốn có cái gì đó trong miệng để nhai. Đó không phải là cảm giác thực mà cậu bé thích. Điều làm cho tôi phiền não hơn đó là việc Zach không thể nói được, thậm chí là một từ. Cậu bé rất ít ngủ. Tuy nhiên, không giống như những đứa trẻ tự kỷ khác, Zach rất năng động, nó thích ôm tôi và nhảy múa”.[/justify]
[justify]Mẹ cậu bé phải gắn camera theo dõi từng hành động của cậu bé trong phòng ngủ[/justify]
[justify]Nhân dịp sinh nhật lần thứ 6, bố mẹ Jach đã tặng cho cậu một phòng ngủ mới với thiết kế "không thể ăn". Phòng ngủ của Jach đã được thiết kế độc đáo bằng những bức tường bóng và không có cửa sổ, hạn chế tối đa các góc cạnh để cậu bé không thể gặm chúng.[/justify]
[justify]Phòng được sắp xếp đồ nội thất khiến cho cậu bé không thể gặm, cửa sổ nghiêng ngăn chặn cậu bé leo trèo.[/justify]
[justify]Bố mẹ Jach hy vọng căn phòng mới không thể ăn được này sẽ giúp Jach ngủ nhiều hơn[/justify]
[justify]Mẹ cậu bé cho biết: “Tủ quần áo và ngăn kéo được thiết kế với các cạnh tròn và được cài đặt để không thể kéo ra vào”.[/justify]
[justify]Gia đình cậu bé phải lắp camera kết nối với màn hình máy tính và cả điện thoại để theo dõi cậu bé, nhằm điều chỉnh kịp thời khi cậu bé có những hành động bất thường. Bố mẹ Jach hy vọng căn phòng mới không thể ăn được này sẽ giúp Jach ngủ nhiều hơn khi cậu không thể ăn bất cứ thứ gì trong đó.[/justify]