Theo đó, TP Hà Nội xác định tiếp tục mở rộng các nghĩa trang tập trung như Thanh Tước, Vĩnh Hằng, Yên Kỳ. Đồ án quy hoạch
nghĩa trang cũng đặt ra mục tiêu phát triển hàng loạt nghĩa trang tập trung mới ở các khu vực như Đông Anh, Sóc Sơn, Phú Xuyên,
Chương Mỹ, Thạch Thất… Quy hoạch nghĩa trang thủ đô đến năm 2030 cũng xác định mỗi huyện phải có một nghĩa trang tập trung.
Những nghĩa trang nhỏ lẻ tự phát cũng sẽ bị di dời.
Đồng thời, đồ án cũng đẩy mạnh xây mới cơ sở hạ tầng, vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ về cách mai táng
truyền thống (địa táng) sang hỏa táng để tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ môi trường.
Như vậy để thấy, dù kế hoạch hay dự án thế nào, để tìm được một nơi yên nghỉ cho đối tượng lao động bình dân
ở Hà Nội là cả vấn đề lớn đối với những người còn sống.
Trong khi đó, khi Thành phố chi ra hàng chục nghìn tỷ đồng để vận động tiết kiệm quỹ đất, an táng giản dị,
tránh lãng phí thì vẫn có những “khu đô thị” cho người chết. Tiêu biểu như khu nghĩa trang Lạc Hồng Viên
(Kỳ Sơn, Hòa Bình), Vĩnh Hằng (Ba Vì), Thiên Đường (Sóc Sơn)…
Nhiều đại gia không ngại chi hàng chục tỉ đồng để có cho mình một lăng tẩm như vua chúa ngày xưa.
Theo "bật mí" của nhân viên kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Toàn Cầu, chủ dự án Lạc
Hồng Viên thì một đại gia có tiếng trong giới kinh doanh vàng bạc đá quý ở Hà Nội đã đặt mua 6 lô
cho gia tộc với diện tích 600m2, giá gần 3 tỷ đồng, chưa kể tiền xây dựng lăng mộ.
Đối với nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Gia tộc họ Đ. ở Hà Nội đã chi khoảng 10 tỷ để đặt mua và xây dựng
khu mộ "Tiên cảnh ngàn du". Khu mộ này có diện tích khoảng 200m2. Đây được coi là ngôi mộ đắt nhất ở đây.
Không chỉ đắt đỏ ở giá đất, giá thành xây dựng mà những chi phí chăm nom phần mộ cho tươm tất cũng không
hề “mềm” chút nào. Một ngôi mộ thường phải bỏ ra vài triệu đồng/ tháng cho dịch vụ chăm sóc cây cảnh để có
hoa tươi nở suốt bốn mùa.
Nhìn chung, dù là người chết, nhưng ai có nhiều tiền vẫn được sung sướng hơn.
Nguồn : Phunutoday