[justify]Sau khi 2 tàu CSB số hiệu 2012, 4033 và gần đây nhất là tàu 4032 bị tàu hải giám của Trung Quốc đâm va gây hư hỏng ngày hôm qua (13/5), Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã quyết định sẽ để “quả đấm thép” của lực lượng chấp pháp trên biển là các tàu CSB 8003 và CSB 8001 đảm nhận nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.[/justify]
[justify]Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết: “Các tàu CSB 8001, CSB 8003 được đưa ra vùng biển của Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 trái phép là một động thái bình thường. Cảnh sát biển đưa tàu lớn ra không phải là để đối đầu lại với sự ngang ngược, khiêu khích của Trung Quốc mà để củng cố sức mạnh để bảo vệ vững chắc, bảo đảm việc thực thi pháp luật trên biển”.[/justify]
[justify]CSB 8003 và CSB 8001 là 2 tàu mới được lực lượng Cảnh sát biển đưa vào hoạt động một năm trở lại đây nhưng đã có kinh nghiệm bám biển dày dạn.[/justify]
[justify]Với kích thước chiều dài 81,5 m, chiều rộng 9,8 m và chiều cao 5,8 m, lượng giãn nước 1.400 tấn, tốc độ thiết kế lớn nhất 20,7 hải lý/giờ, tàu CSB 8003 đủ sức cân bằng với tàu của các lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam.[/justify]
Các cán bộ, chiến sĩ trên tàu CSB 8003 vận hành các thiết bị truyền tín hiệu về trung tâm chỉ huy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển
[justify]Đặc biệt, tàu CSB 8003 được trang bị thiết bị hàng hải hiện đại, vũ khí gồm 2 pháo nòng đôi 25 mm, các súng máy 14,5 mm. Tàu CSB 8003 thuộc biên đội tàu của hải đội 1, Cảnh sát biển vùng 1. Tàu có khả năng bảo đảm việc thực thi các nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển cao.[/justify]
[justify]Thượng tá Nguyễn Văn Hưng - Chủ nhiệm Kỹ thuật, Cục Cảnh sát biển Việt Nam - cho biết: “Sau khi được bàn giao, tàu CSB 8003 đã được cải tiến và thay thế một số hệ thống hiện đại như hệ thống quan sát, thông tin liên lạc, radar, cứu sinh, cứu hỏa”.[/justify]
[justify]Hệ thống điều khiển hiện đại sánh ngang với các lớp tàu được trang bị tối tân của phía Trung Quốc giúp CSB 8003 liên tục truyền được tín hiệu bằng hình ảnh trên hải trình về trung tâm chỉ huy của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Theo thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, việc sử dụng các tàu hiện đại, có khả năng liên lạc tốt với Trung tâm chỉ huy giúp Bộ tư lệnh có thể xử lý những tình huống phức tạp xảy ra trong quá trình các tàu thực thi nhiệm vụ trên biển.[/justify]
[justify]Thuyền trưởng tàu CSB 8003 là một trong những người giàu kinh nghiệm đi biển nhất của lực lượng Cảnh sát biển. Ngay khi tàu mới được nghiệm thu, thuỷ thủ đoàn đã vượt qua siêu bão số 7 quét vào khu vực Vịnh Bắc bộ trong năm 2013. “Khả năng chịu được sóng gió cấp 8 và thủ thủ đoàn lên đến 120 người là lợi thế giúp 8003 có thể trở thành phên giậu trên Biển Đông cho các lực lượng chấp pháp của Việt Nam” - thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm nói.[/justify]
[justify]Tàu 8001 được coi là tàu tuần tra hiện đại nhất Đông Nam Á thuộc biên chế của Cảnh sát biển vùng 3. Tàu 8001 có chiều dài hơn 90 m, rộng 14 m, đặc biệt có sân đậu trực thăng, 2 vòi rồng phun nước tốc độ cao 6,6 m3/phút. Con tàu này hiện là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng sau khi được nhà máy Z189 Bộ Quốc phòng đóng mới với công suất 12.000 mã lực.[/justify]
[justify]Một số hình ảnh về “quả đấm thép” của Cảnh sát biển và lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do PV ghi nhận:[/justify]
CSB 8003 và 8001 mới được lực lượng Cảnh sát biển đưa vào hoạt động một năm trở lại đây nhưng đã có kinh nghiệm bám biển dày dạn. Ảnh: Tàu CSB 8001
Các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sẵn sàng làm nhiệm vụ
Cảnh sát biển đưa tàu lớn ra không phải là để đối đầu lại với sự ngang ngược, khiêu khích của Trung Quốc mà để củng cố sức mạnh để bảo vệ vững chắc, bảo đảm việc thực thi pháp luật trên biển. Ảnh: Tàu CSB 8001 rẽ sóng ra khơi