[justify][size=3]
Đổ vỡ này khiến cho hàng chục ngàn thành viên đang kinh doanh ở công ty này đau đớn vì thiệt hại nặng nề. Không những thế, sự việc này còn khiến giới kinh doanh đa cấp ở Việt Nam rung động. Bởi lẽ, đây là sự kiện chưa từng có trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp ở Việt Nam, khi một công ty hùng mạnh hoàn toàn không bị đánh mà tự tan.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Thiệt hại tiền tỉ[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Thật ra, sự đổ vỡ đã điểm từ hơn 3 tháng trước, vào sáng ngày 8/3, bà Nguyễn Thị Thu Hà, một thành viên trong mạng lưới phân phối của Công ty Agel Việt Nam ở TP HCM bất ngờ nhận được điện thoại từ một thành viên tên Thu ở Hà Nội, báo “hung tin” là Công ty Agel Việt Nam đã đóng cửa![/size][/justify]
[size=3]
[/size] [size=3]
[/size]
[justify][size=3]Tin này bất ngờ đến mức, những cựu thành viên trong mạng lưới phân phối, đã đạt được những chức danh rất cao, cảm thấy như như “sét đánh giữa trời quang”.[/size][/justify]
[size=3]
Giám đốc Công ty Agel Việt Nam Hoàng Hải Yến.
[/size]
[justify][size=3]Tức tốc, thông tin này được loan truyền và các thành viên hốt hoảng, nhớn nhác, í ới gọi tìm nhau. Người ta tìm để hỏi nhau nguyên nhân công ty đóng cửa. Nhưng không ai biết tường tận để trả lời cho thành viên.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[size=3]
[/size]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Người ta cùng nhau kéo đi tìm bà Hoàng Hải Yến, Giám đốc Công ty Agel Việt Nam, cũng là người ra quyết định đóng cửa công ty. Nhưng điện thoại của bà Yến đã tắt, hoặc chuông reo nhưng bà không nhấc máy.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Việc Công ty Agel Việt Nam (trụ sở đặt tại 73 Tràng Thi, Hà Nội. Văn phòng phía Nam đặt tại 14 Kỳ Đồng, đã đóng cửa) đột ngột “tàng hình” đã gây ra hàng loạt thiệt hại cho thành viên trong toàn mạng lưới.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Bà Chu Thị Mỹ Hương, thành viên Agel Việt Nam ở TP HCM, một trong những người có thu nhập cao nhất trong hệ thống, đau xót cho biết: thiệt hại của thành viên trong mạng lưới của bà trên dưới 3,5 tỉ đồng, trong đó gồm 2.000 hộp sản phẩm và trên 300 triệu tiền hoa hồng của tháng 2/2011.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Bà đã khiếu nại đến tập đoàn Agel của Mỹ, nhưng phía Mỹ khẳng định họ không gây ra thiệt hại và không có trách nhiệm về việc này, mà tất cả là thuộc về trách nhiệm của Công ty TNHH Agel Việt Nam.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Ngoài việc bị mất hàng và tiền hoa hồng, thiệt hại trong hệ thống còn tăng lên cả tỷ đồng nữa do các thành viên mượn hàng qua lại lẫn nhau, giờ công ty đóng cửa không nhận được hàng nên không có để trả nợ cho nhau. Bà Hương mất trên 100 hộp hàng (mỗi hộp có giá 1,45 đến 1,65 triệu đồng, ước tính tổng cộng gần hai trăm triệu đồng).[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Một thành viên khác, tên T., nợ thành viên cấp dưới cả trăm hộp hàng. Theo các thành viên đã lâu năm và đã trở thành người đứng đầu trong những hệ thống lớn như Chu Thị Mỹ Hương, Hà Mạnh Cường, Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Thị Trà My,… cả hàng ngàn người tuyến dưới của họ đã bị thiệt hại, toàn hộ hệ thống bị rối loạn.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Hiện nay các nhà phân phối đang tập hợp nhau viết đơn tố cáo và khởi kiện giám đốc công ty. Các đơn tố cáo đã gửi đến các Bộ, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Công thương, Cục Quản lý cạnh tranh, Cơ quan quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế…[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Ông Hà Mạnh Cường, một thành viên đạt chức danh khá cao trong hệ thống, cho biết trong tuần tới đây những người trong nhánh của anh sẽ gửi khoảng 50-60 đơn khởi kiện đến tòa dân sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Mỗi lá đơn đại diện cho một nhóm từ vài người đến vài chục người, như vậy có tất cả khoảng vài trăm người khởi kiện.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Nội dung những đơn thư này tố cáo, Giám đốc Agel Việt Nam đã lợi dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của người khác, lừa đảo và trốn nợ khiến cho hệ thống đổ vỡ, gây thiệt hại đến nhà phân phối.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Trong một tờ đơn khiếu nại của nhóm gồm 5 người ở TP HCM là Nguyễn Lâm Đạt, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Trần Dạ Thảo, Võ Thị Thu Trâm, Nguyễn Thị Yến Trâm gửi đi, có nội dung cho rằng, bà Hoàng Hải Yến đã đóng cửa Công ty Agel Việt Nam mà không có văn bản chính thức, không đối chiếu công nợ và không có biện pháp giải quyết. Bà Yến đã găm giữ rất nhiều hàng khiến xảy ra tình trạng hàng hóa thiếu thốn, thành viên không có hàng để kinh doanh.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Hiện tại, vấn đề chưa được giải quyết nhưng bà Yến đã sang làm việc cho một công ty bán hàng đa cấp khác. Yêu cầu của người tố cáo và khởi kiện là bà Yến phải bồi thường mọi quyền lợi.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Phút chốc trắng tay, tan đàn xẻ nghé![/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Công ty TNHH Agel Việt Nam thành lập năm 2008. Với những ưu thế về sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin ở dạng thể gel (thể dịch giúp cơ thể hấp thu trực tiếp và triệt để dưỡng chất) cộng với tính chuyên nghiệp trong phân phối của tập đoàn ở Mỹ, Agel nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Chỉ trong thời gian ngắn, Agel đã vươn lên hàng đầu, trở thành hiện tượng ở thị trường Việt Nam, với một lực lượng nhà phân phối lên đến vài chục ngàn thành viên. Tuy nhiên chính sự phát triển mạnh mẽ, tập hợp được lực lượng hùng hậu đó khiến giờ này, số người bị thiệt hại cũng trở thành đông đảo.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Cầm danh sách nhà phân phối trong tay, chúng tôi đã đến gặp một số nhà phân phối. Tất cả là những khuôn mặt ủ rũ xót xa. H., một cô gái trẻ là sinh viên mới ra trường chưa có việc làm, đã gom góp 15 triệu đồng vào đây nhưng chưa lấy ra được hộp hàng nào.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]"Em không còn gì nữa cả. Tiền kinh doanh là mượn của bạn bè. Hồi đi làm cha mẹ đã ngăn cản nên giờ không xin được tiền nhà để trả nợ", cô gái nói trong tiếng nức nở và dòng nước mắt lăn dài trên đôi gò má hốc hác.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]T., một thành viên nay đã chuyển sang làm ở công ty khác, cho biết chị mới tham gia vào mạng lưới hơn tháng thì công ty đóng cửa. Có nghĩa, T. cũng mất trắng 15 triệu đồng.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Nhưng T. lại lạc quan hơn H. khi cho rằng, chưa làm ra tiền tức chưa mời được người, tức chưa "hại" ai và hiện giờ thanh thản chứ không bị khó xử. Nhưng rồi T. lại ngồi thừ ra, rơm rớm: "Nhưng 15 triệu đồng là công lao dành dụm cả năm trời, giờ đổ sông đổ biển".[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Trong một e-mail đề ngày 11/3/2011 gửi đến một số thành viên có vị trí cao trong công ty, bà Hoàng Hải Yến tự mình đưa ra thời hạn giải quyết trả các khoản nợ hàng tồn đọng là đến 15/4/2011, yêu cầu các thành viên tuyến trên "chuyển thông tin đến các tuyến dưới của mình".[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Tuy nhiên đây chỉ là một bức email chứ không phải là văn bản, và không phải thành viên tuyến trên nào cũng nhớ và chuyển cho tuyến dưới trong bối cảnh công ty trong tình trạng nhấp nhổm đóng cửa, lòng người không yên.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Vì vậy, đa số nhà phân phối không hề hay biết gì về việc trả hàng của công ty và không nhận được hàng. Chính vì vậy rất nhiều thành viên kể cả tuyến trên cũng không nhận được hàng để trả cho tuyến dưới.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Tình trạng chia rẽ, mâu thuẫn đã xảy ra trong các thành viên. Đã có những cuộc tìm kiếm, cuộc gọi điện thoại gây gổ, cãi nhau về việc nợ tiền và hàng, gây ra cảnh rối loạn, tan đàn xẻ nghé đau lòng.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]S.M., một thành viên tham gia vào mạng lưới bán hàng tại TP HCM, cho biết anh đang rất khổ tâm khi những người được anh giới thiệu đã bị mất mát khá nhiều.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]"Rất đau, thành viên của mình giới thiệu, đã nộp 15 triệu nhưng chưa kịp lấy ra gói hàng nào, chưa có một ngày nào bán hàng. Tiền mất mà hàng cũng không có", S.M. đau xót. Anh nói, giờ đi ra đường không dám nhìn người quen.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Những người anh đã giới thiệu vào bị thiệt hại khiến anh khó ăn khó nói. Còn người trước kia anh đã từng mời tham gia kinh doanh nhưng không nhận lời, nay gặp lại họ, anh cũng tẽn tò. "Ngày trước, vì có niềm tin rất lớn vào Agel mà mình đã nói với họ bao nhiêu viễn cảnh tươi sáng, giờ ra nông nỗi này thật mắc cỡ, không dám nhìn thẳng vào mắt họ".[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[size=3]
Một số sản phẩm của Công ty Agel.[/size]
[size=3]
[/size] [justify][size=3]Tập đoàn Agel ở Mỹ còn sở hữu một đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm kinh doanh và những nhà phân phối là những bậc thầy trong làng kinh doanh đa cấp, đã trở thành triệu phú.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
Một số sản phẩm của Công ty Agel.[/size]
[size=3]
[/size] [justify][size=3]Bát nháo kinh doanh đa cấp ở Việt Nam[/size][/justify]
[size=3]
[/size] [justify][size=3]Phải thừa nhận, tuy có giá bán khá cao nhưng Agel là một sản phẩm tốt, với công nghệ độc quyền chế tạo sản phẩm dạng gel có tác dụng giúp cơ thể hấp thu nhanh và triệt để.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[/size] [justify][size=3]Bát nháo kinh doanh đa cấp ở Việt Nam[/size][/justify]
[size=3]
[/size] [justify][size=3]Phải thừa nhận, tuy có giá bán khá cao nhưng Agel là một sản phẩm tốt, với công nghệ độc quyền chế tạo sản phẩm dạng gel có tác dụng giúp cơ thể hấp thu nhanh và triệt để.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[size=3]
[/size] [justify][size=3]Tập đoàn Agel ở Mỹ còn sở hữu một đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm kinh doanh và những nhà phân phối là những bậc thầy trong làng kinh doanh đa cấp, đã trở thành triệu phú.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Đó là bí quyết để Agel thành công và phát triển với tốc độ cực nhanh ở Mỹ, và sau đó là cực thịnh ở Thái Lan. Tuy nhiên đến Việt Nam chỉ mới 3 năm, Agel đã bị đổ vỡ và tập đoàn này quyết định rút khỏi thị trường. Vì sao như vậy?[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Lý giải căn cơ nhất là khi vào Việt Nam, kinh doanh đa cấp đã bị người ta lợi dụng khiến bị biến tướng. Chính điều này khiến kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hoàn toàn không còn ý nghĩa kinh doanh đích thực và từ đó gây ra hàng loạt thiệt hại cho các nhà phân phối, mà lâu nay báo chí phê phán, xã hội lên án cũng đã nhiều.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Biến tướng đầu tiên là không có một công ty nào mà giám đốc công ty cũng chính là nhà phân phối như Agel Việt Nam! Bà Hoàng Hải Yến làm giám đốc công ty TNHH 2 thành viên, nhưng cũng chính là một thủ lĩnh, đứng đầu một mạng lưới phân phối cả chục ngàn người.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Với chức danh người đứng đầu công ty, bà Yến là người đầu tiên nắm được những chủ trương của tập đoàn Mỹ, và sẽ có những cách làm có lợi cho mình đầu tiên trong quá trình điều hành hoạt động công ty Việt Nam. Điều này sẽ đẩy tất cả các nhà phân phối khác vào thế bất lợi.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Theo các tờ đơn khiếu nại, tố cáo của các nhà phân phối, khi nhập hàng từ nước ngoài về, những sản phẩm được thị trường yêu chuộng bà Yến đã không trả cho các đơn hàng của tuyến dưới, mà giữ lại cho mình. Điều này gây ra tình trạng khan hàng và nhà phân phối không có hàng thì không thể tìm người vào mạng lưới được.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Không một loại hình kinh doanh nào dễ kiếm tiền cả, chưa nói rằng kinh doanh đa cấp là loại hình vô cùng khó. Ngoài việc phải vượt qua dư luận, người tham gia phân phối phải làm việc hết sức năng động, liên tục ngày đêm mới có thể tạo ra được hệ thống sản sinh lợi nhuận.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Nhưng lòng tham đã khiến người ta đầu cơ bằng cách tự bỏ tiền ra mua nhiều suất. Điều người ta hướng tới không phải là thành quả lao động được trả bằng hoa hồng, mà là được nhanh chóng đạt được các thứ hạng cao để được các chuyến du lịch, quỹ nhà đất, biệt thự, xe hơi.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Sau đó người ta dùng chiếc xe ôtô gọi là "được thưởng" đó để làm cái mác tiếp tục đi lôi kéo người khác và cũng gợi ý đầu cơ như mình. Đó là lý do tại sao trong đợt họp mặt tại Thái Lan, một thủ lĩnh ở Mỹ đã từng nhận xét rằng không có nơi nào trên thế giới như ở Việt Nam, chỉ trong thời gian rất ngắn lại có rất nhiều người đạt đến cấp độ Diamond đến như vậy! (Diamond là cấp độ rất cao trong hệ thống Agel, được thưởng quỹ xe hơi, mỗi tháng thu nhập từ 20.000USD trở lên).[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Việc đầu cơ dẫn đến hệ thống hoàn toàn bị rỗng vì không có nhà phân phối, không có người tiêu thụ, hàng hóa mang về chất đống trong kho và sau đó bán đổ bán tháo ra thị trường, gây cảnh phá giá khiến thị trường hỗn loạn.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Trong suốt một thời gian dài gần cả năm trời từ tháng 6/2010 đến tháng 3/2011, những sản phẩn được thị trường yêu chuộng như UMI, MIN, HRT, FLX nhà phân phối đã nộp tiền nhưng không có hàng để nhận, trong khi bên ngoài thị trường trôi nổi ở Hà Nội lại nhan nhản với giá 650.000 đến 800.000 đồng/hộp, chỉ bằng một nửa đến hai phần ba giá bán chính thức của tập đoàn quy định![/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Đã rỗng thì phải sập là đương nhiên, và đến giờ là thời điểm mà những người đầu cơ nhìn thấy cái kết của mình tạo ra. Đây là cái kết "có hậu" của những người vì lòng tham đã trục lợi vào loại hình kinh doanh đầy nhạy cảm này.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Có vay thì phải có trả là đương nhiên nhưng đáng thương là những người thiếu hiểu biết cặn kẽ và thiếu tỉnh táo. Nghe dụ dỗ, thấy tiền nhiều tưởng dễ mà không cân nhắc và không biết được năng lực bản thân, đã có nhiều người đổ hàng đống tiền vào đây đầu cơ, khi công ty đóng cửa đã không thu về được và công lao bao nhiêu năm trời bỗng chốc tan tành bọt nước.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Đây là sự đổ vỡ lớn nhất cũng như tiêu biểu nhất của làng kinh doanh đa cấp Việt Nam. Sự việc càng khiến cho cái tên gọi "bán hàng đa cấp" càng trở nên phản cảm và dư luận càng có cớ để hồ nghi rằng kinh doanh đa cấp là lừa đảo(?).[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Tuy nhiên điều đáng nói, Agel là trường hợp tiêu biểu chứ chưa chắc đã là duy nhất. Từ trước đến nay, dư luận và truyền thông vẫn luôn lên án gay gắt, không phải là không có lý do. Sự việc lần này cũng là cơ hội để nhìn nhận, đánh giá lại loại hình kinh doanh đa cấp ở Việt Nam.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Hiện tại ở Việt Nam đã có trên 20 công ty được cấp giấy phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp và hàng chục công ty khác đã đưa hàng vào Việt Nam nhưng chưa có giấy phép đầu tư.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Tuy nhiên, gần như số đông thành viên người Việt Nam lại có nhận thức kinh doanh đa cấp như một cơ hội đầu tư tài chính, chứ chưa phải là bán hàng và tiêu thụ hàng hóa.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Điều này có thể thấy khá rõ ở một số công ty thiên về cung cấp sản phẩm hàng hóa là dịch vụ. Nhận thức này là hoàn toàn sai lầm và tai hại. Nó sẽ dẫn người ta đi vào mê lộ, và kết cục là mọi người làm hại lẫn nhau![/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[size=3]
[/size]
[/size]
[size=3]
[/size]