Tâm sự - chia sẻ 2010-09-15 04:53:55

hay~ chia se~ nha cac' ban!!!!!!!!!!!!!!!!!!


[size=1]Gia đình lùn nhất Việt Nam và những câu chuyện tình cảm động[/size]Tính đến đời thứ 3, gia đình ông Thiêm đã có 8 "chú lùn", trong đó người thấp nhất là 80 cm, người cao nhất cũng chỉ vừa tròn… 1 mét.

>> Chuyện anh em ruột cao 1m30 yêu hai 'cô lùn' 1m20
>> Thâm nhập 'lâu đài' những chú lùn ở Sài Gòn

Chúng tôi tìm đến xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định hỏi nhà ông Thiêm "lùn" thì cả làng cả xã từ đứa trẻ nhỏ đến ông lão 70 đều chỉ đường vanh vách. Từ hai chục năm nay, ở cái làng ven biển nghèo xơ xác này, người ta chẳng còn lạ lẫm gì với hình ảnh mấy bố con ông Thiêm chỉ cao hơn cái phích nước, cứ tối tối lại "lũn ca lũn cũn", xách cần giong thuyền đi câu…

Một gia đình và những câu chuyện tình cảm động

Sinh ra trong gia đình bố mẹ anh chị em đều bình thường, chỉ riêng có cậu bé Thiêm đến năm 3-4 tuổi là chỉ "to ngang" chứ không cao hơn một tấc.

Khi các chàng trai trong làng đến tuổi "cập kê" thì anh chàng Thiêm mới chỉ cao xấp xỉ cậu bé lên 3, chưa đầy 80 "phân". Nhìn người khác có đôi có lứa, anh chàng Thiêm lại ngẫm đến mình mà tủi phận lắm. Thế là, cứ chiều chiều người dân làng Nghĩa Thắng lại thấy chàng Thiêm lùn lại ngồi đốt lửa bên bãi biển. Biển động thì thổi sáo véo von, gảy đàn bầu thánh thót. Biển lặng thì giong thuyền đi câu.

Vào một đêm trăng sáng vằng vặc, biển động sóng vỗ rì rào, chàng Thiêm lùn như thường lệ lại vác đàn sáo ra biển ngồi "nhả mối tơ lòng". Anh chàng không biết rằng cách đó không xa có cô gái đang ngồi lặng yên lắng nghe "tiếng sáo Trương Chi" mà lòng đầy xúc động.

Ông Thiêm và bà Mơ

Cô gái ấy tên Mơ, quê ở mãi Hải Hậu hôm đó sang bên làng ăn cưới. Tối cô cùng cô em họ ra bãi biển hóng gió thì bắt gặp tiếng sáo réo rắt, có cái gì não nùng, đau đáu. Tiếng sáo ấy cứ ám ảnh cô đến độ không tài nào chợp mắt.

Một bận, cô bạo gan đạp xe mấy chục cây số từ Hải Hậu sang quyết gặp cho được anh chàng có tiếng sáo làm cô bao đêm mất ngủ ấy. Gặp chàng Thiêm, Mơ cứ đỏ mặt rồi luống ca luống cuống, lúc ấy mới biết là mình trót trao lòng cho người con trai thổi sáo bận nọ rồi.

Chuyện tình đẹp như mơ cũng có một cái kết thật hậu. Đám cưới giản đơn nhưng vui lạ thường. Hàng trăm người khắp xóm làng ai ai cũng muốn đến xem chàng Thiêm lùn như cây chuối non mà lấy được vợ cao ráo, mặn mà.

Ngày bà Mơ mang bầu cũng là lúc hai vợ chồng ngày ngày quỳ gối trước biển, cầu trời khấn phật cho con cái được lành lặn như người thường. Thế nhưng 6 đứa con ra đời thì có tới 4 người (hai trai, hai gái) theo gen của bố. Cứ phát triển bình thường rồi đến 3, 4 tuổi thì không cao được nữa.

Vợ "quanh năm ngày tháng" mang bầu, một mình ông Thiêm phải gồng mình nuôi 8 miệng ăn. Cảnh nghèo túng lại đông con, chưa lần nào ông Thiêm đưa con đi khám để xem có bệnh gì, chỉ biết dằn lòng cố chăm bẵm cho các con nên người. Tuy thân hình bé nhỏ nhưng ông Thiêm lại có biệt tài câu cá, bà Mơ kể lại, ở cái xóm miền biển này, ông được mệnh danh là "đệ nhất sát cá". Tối tối ông cùng nhiều ngư dân khác trong làng giăng thuyền đi câu kiếm mớ rau, bát gạo.

Nhưng có điều ông Thiêm sợ nhất là câu phải… cá to. Có bận có con cá hơn 30 kg cắn câu. Con cá cuống cuồng tìm đường thoát nên cứ thế lao vun vút ra biển, ông Thiêm cũng bị nó kéo theo, con thuyền chỉ nhỉnh hơn tàu lá chuối lật ngủm. Không nhờ một ngư dân đi qua cứu giúp thì ông đã mất mạng từ bận ấy rồi.

Các con ông Thiêm lần lượt trưởng thành. Hai anh con trai của ông cũng theo gương bố "người lùn nhưng chí không lùn", chăm chỉ làm ăn. Hai cô gái làng bên cảm mến tấm lòng, cái chí vươn lên của hai anh nên đem lòng yêu mến. Hai đôi vợ chồng cưới cùng một ngày với hàng trăm người tới dự. Ai cũng vui mừng chúc phúc cho nhà ông Thiêm cưới được hai cô dâu đảm, xinh xắn, cao ráo.

Phía vườn trước cửa nhà ông xưa là bãi biển, nhờ bàn tay của các con ông đã lên màu ngô khoai xanh mượt. Căn nhà lợp rạ tênh hênh quanh năm gió biển lùa, cuộc sống đạm bạc, nhưng đầy ăm ắp tiếng cười.

Con trai thứ của ông Thiêm, anh Tuyến và vợ.

Nhưng cuộc sống không phải là cổ tích

Giờ căn nhà đơn sơ chêch chếch hứng gió biển của đại gia đình ông Thiêm đã vắng nụ cười giòn giã cùng những câu chuyện tếu táo của ông, cách đây 5 năm, ông đã mất vì bạo bệnh. Thế nhưng, căn bệnh lạ của ông vẫn còn kéo dài dai dẳng đến đời con, đời cháu ông.

Vợ chồng anh Tuyến, con trai thứ hai của ông Thiêm, sinh ba đứa con thì hai cậu con đầu đều mang hình hài giống bố. Một cậu 24 tuổi cao 1m3, cậu thứ hai 20 tuổi cũng chỉ được 80 cm, may được cô con gái út phát triển bình thường.

Không có sức khỏe, cũng không lao động như người bình thường được vì thế khi có đoàn xiếc tìm về đón cô em gái và hai con trai anh Tuyến đi theo đoàn, cả gia đình đã vỡ òa sung sướng lắm. Thế nhưng, công việc theo đoàn thì vất vả mà thu nhập chả đáng là bao. Sau mấy năm rong ruổi hết vào Nam ra Bắc, ăn ngủ dưới "gầm cầu thang", giờ chỉ có con trai lớn của anh Tuyến là con theo đoàn với mức lương 300 nghìn đồng/ tháng. Con trai thứ của anh giờ đang thuê nhà lang thang bán vé số dạo ở Sài Gòn.

Nếu chuyện tình hai người anh trai đẹp như mơ, thì hai người con gái ông Thiêm lại không có được cái may mắn ấy. Chẳng có anh chàng cưỡi bạch mã nào như trong giấc mơ của hai cô. Phạm Thị Mừng, con gái út ông Thiêm buồn buồn tâm sự: "Đời mình thế này cũng chẳng dám mơ ước có một tấm chồng hay một mái ấm như những người con gái khác. Có cháu Huy là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi".

Nói rồi, chị cúi mặt, ánh mắt trĩu nặng. Cháu Huy, con trai chị vừa tròn 4 tuổi, thật không may mắn là cháu cũng mắc bệnh giống mẹ. Hai chân khuỳnh khuỳnh và không còn phát triển chiều cao nữa. Cứ trái gió trở trời là cháu lại ốm liên miên.

4 năm nay, anh Tuyến chỉ ở nhà trông cháu và làm vài việc vặt.

Giờ anh Tuyến cũng không còn được khỏe để ngày ngày làm bạn với biển nuôi gia đình. Bị căn bệnh đại tràng hành hạ, từ bốn năm nay anh chỉ ở nhà trông cháu. Chị Tuyến vợ anh cũng bị khối u bàng quang, sa dạ con. Bao nhiêu tiền dành dụm, gom góp đổ vào việc chữa bệnh hết.

Trong căn nhà tuềnh toàng không có đồ đạc giá trị, câu chuyện mỗi lúc một trầm buồn. Chị Tuyến chốc chốc lại hướng cái nhìn ra khoảng sân trước nhà. Chị Tuyến cười cười: "Bố tôi mới mất, giờ trong làng ai cũng gọi tôi là nàng bạch tuyết sống với bảy chú lùn". Nhưng bên trong cái câu nói có vẻ "tếu táo ấy", trong mắt chị tôi nhìn thấy có cái gì buồn bã, đau đáu lắm. Hẳn không chỉ bởi cái nghèo, cái đói đang đeo bám cả đại gia đình chỉ trông chờ vào vài sào ruộng cứ đến "thì con gái" lại lụi bông. Tôi đoán, cái nhìn buồn xa xăm ấy còn ẩn chứa một nỗi sợ hãi khác…
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)