[justify][size=4]Hồi ức của dân lượt phượt - P1: [/size][size=4]Mưa lũ và hổ ở rừng SESAN năm 1990[/size]
[size=3]Gần 5 năm mài đũng quần trên ghế giảng đường, cầm tấm bằng tốt nghiệp Đại học, ngơ ngác trước cuộc đời. Một tháng nằm khàn ở nhà, 3 tháng tìm việc mòn mỏi chẳng cơ quan nào nhận thằng sinh viên 23 tuổi mới toe, mặt mũi non choẹt như tôi …..
Sau chầu nhậu say "quắc cần câu"… Một ngày đẹp trời, theo thằng bạn thân, tôi lao vào chuyến phiêu lưu đầy dấu ấn không phai mờ về rừng Tây nguyên.
Từ buổi trưa định mệnh ấy, trong tiếng sôi réo ầm ĩ của sông SESAN, dưới màn mưa như thác đổ…. Trước cổng Đồn biên phòng cửa khẩu Mondukiri, tôi ướt "zúm zó", run lẩy bẩy trèo lên cái xe Jeep lùn của quân đội Campuchia để đi nhờ về Pleiku, trong lòng chưa tin mình thoát chết trong cơn lũ rừng…. Hơn 15 năm đã trôi qua !
Chúng tôi đi tàu từ Hà Nội vào Nha Trang, quê thằng bạn thân thời sinh viên. Gia đình nó có 2 cửa hàng vàng bạc đá quý ở chợ Đầm. Mục đích chuyến đi của chúng tôi là lên Buôn Ma Thuột, Pleiku mua vàng sa khoáng (thứ vàng do núi lửa phun trào nằm trong các mạch vỉa quặng dưới suối, trong hầm, dưới lòng sông…) ở các lán bè đào đãi mang về bán kiếm lời. Vốn do Quang vay của gia đình.
Mẹ Quang cho chúng tôi vay 5 lượng vàng 9,6 để làm vốn, đánh thành 50 chiếc nhẫn tròn, kẹp trong chiếc bao da cùng một chiếc cân tiểu ly, cái "cần câu cơm" của chúng tôi. Quang có một chiếc xe Yamaha 250cc khoẻ như trâu mộng làm phương tiện. Chúng tôi lên đường thẳng tiến Pleiku, lòng phấp phới một hy vọng làm giàu để đổi đời.
Hành trình từ Nha Trang lên Pleiku chẳng có gì vui vẻ. Chúng tôi rất mệt mỏi, thay nhau chạy xe vượt đèo Rù Rì, Phượng Hoàng, qua Buôn Ma Thuột, sang Pleiku theo ngả quốc lộ 14 hai bên đường xanh ngắt, bát ngát những lô Cafe, Cao su….
Qua dốc Hàm Rồng cao ngất, phố núi Pleiku lung linh ánh điện đã hiện ra trước mặt. Trời đổ mưa rào, sấm chớp nổi lên ì oàng, những tia chớp xanh lét, xẹt ngang đầu. Dừng lại ăn tối ở quán ven đường, Quang bảo "Tôi và ông cố chạy tới C'upah (thị trấn cách Pleiku 30 km, bây giờ là huyện lỵ của huyện Ia Grai) nghỉ ở nhà người quen. Sáng mai mua lương thực rồi vào bãi vàng". Tôi đồng ý kế hoạch này.
Trời tạnh mưa, trăng mọc sớm, sáng lung linh. Con[/size][size=3] đường quanh co triền đồi đất đỏ Bazan màu mỡ, hai bên đường, những lô Cafe cao ngang ngực chạy dài tít tắp……
Đi C'upah lúc này là một cực hình. Mưa làm đất đỏ quết lại, dính vào bánh xe từng mảng, từng mảng lớn. Cứ 300 m lại dừng xe gỡ đất bám chặt vào chắn bùn. 3 h đồng hồ cho 30 km, chúng tôi mệt nhoài, tới C'upah lúc 21h sau một cuộc vật lộn "tình đất bazan".
Vào thị trấn, một dãy phố giữa núi đồi hoàn toàn không có ánh điện, vài quán Cafe, tạp hoá bán đêm, thắp điện ắcquy và đèn măng sông. Chúng tôi hỏi đường tới nhà người quen, [/size][size=3]nhưng bỗng chú ý tới đám đông người mang súng AR15, gậy gộc đi tới. Tôi hỏi bà chủ tiệm:[/size][/justify]
[justify][size=3]- [/size][size=3]Dì ơi[/size][size=3], ở đây có chuyện gì thế ?[/size][/justify]
[justify][size=3]Bà chủ tiệm đang cúi xuống lấy gói thuốc liền ngửng khuôn mặt béo ệch thốt lên mỗi câu "Cậu Bảy về". Tôi ngơ ngác?!
Mười phút sau, tôi và Quang hiểu rõ vấn đề: Động rừng bên Lào và Campuchia. Hổ vượt sông SESAN sang rừng C'upah bắt bò, heo, chiều qua đã mò tới rẫy Cafe ở đội(không còn nhớ rõ nữa) thuộc Nông trường Ia Sao vồ một bà trung niên đang làm cỏ Cafe, Kết cục sau 4 giờ đồng hồ đêm qua, tìm kiếm mãi mới thấy bà chỉ còn là một nhúm bầy nhầy…. cách nơi bị Hổ vồ khoảng 3 km, tức cách nơi chúng tôi đứng là 6 km.[/size][/justify]
[justify][size=3]
Báo cáo của Kiểm Lâm, Biên phòng C'upah là có 1 hoặc 2 con lẩn quất tại khu rừng SESAN thuộc địa giới huyện. Uỷ ban huyện tổ chức một đội săn rình hạ những ông "ba mươi" lạc rừng và khát máu này.
23h khuya, chúng tôi tới nhà người quen, sau khi đi quãng đường 1 km qua rẫy Cafe mà 1 thằng lái, 1 thằng ngồi quay mặt lại phía sau, thay nhau hát, gào thật to những bài hát quân hành…….cho đỡ sợ!!!
Sáng, khi đi mua lương thực vào bãi vàng, chúng tôi thấy chợ xôn xao bàn tán về việc "Cậu Bảy" lại vồ người đêm qua….Quang bảo tôi "Chưa tin vội"
Hoá ra, "Cậu Bảy" vồ người thật. Hai người đi tìm trầm hương, vào rẫy của người Bana ngủ. Đêm khuya, rừng im ắng, trời mưa nhưng đã tạnh, trăng sáng mờ mờ. Vì quá mệt, 2 người này chui vào gầm cái nhà sàn ở rẫy để nghỉ (nhà sàn nhỏ làm kho chứa lương thực khi không mang về kịp, cũng là nơi nghỉ ngơi của người Bana khi làm rẫy, xa nơi ở hàng chục km). Khoảng 2h sáng, người nằm phía ngoài bỗng thấy "mát mát" ở chân, liền quay xuống nhìn. Trời ơi! "Cậu Bảy" đang ngồi chồm hổm ngay dưới chân, cúi xuống….sát chân anh ta… khịt khịt ! Anh chàng này la lên để bạn nghe thấy, rồi vơ khẩu súng định lia một băng đạn AR15 thì…."Choác….Ràooo"….. "Cậu Bảy" vả một cái vào giữa mặt, cắp anh ta lao vào màn đêm.[/size][/justify]
[justify][size=3]Ông bạn đi cùng chỉ kịp nổ mấy phát súng rồi chạy theo. Cực kỳ may mắn là Cậu vồ, nhưng Cậu sợ tiếng súng nên vứt lại "chiến lợi phẩm" .Cả đêm, người kia cõng bạn từ rừng ra đường mòn rồi vào làng M'nong nhờ người dân tộc cáng gấp về Bệnh viện huyện. Anh bạn kia bị Cậu vả một cái, đi mất hẳn một bên quai hàm cùng vô số vết thương do móng vuốt của Cậu gây ra ở thân thể. Vậy mà không chết! May thế !!!
Lần này thì Quang nghệt mặt, e ngại. Cậu ta bảo tôi :[/size][/justify]
[justify][size=3]- Ghê nhỉ ! tôi với ông đi vô bãi hôm nay thì nguy hiểm quá?![/size][/justify]
[justify][size=3]Tôi bảo "Nếu ông sợ, để hôm khác vào cũng được !!!".
Nhưng chúng tôi vẫn quyết định vào bãi vàng ngay chiều hôm đó. Mở bản đồ định hướng, chúng tôi quyết định tới Cầu Lâm Sản (cây cầu sắt bắc qua cái thác trên sông SESAN, gần cửa khẩu C'upah với Campuchia) sẽ nghỉ đêm, sáng hôm sau vào bãi vàng.
Đường từ Thị trấn C'upah vào tới bãi vàng khoảng 80 km. Chúng tôi chia làm 3 đoạn vòng vèo quanh sông SESAN, con sông này bắt nguồn từ dãy Đông Trường Sơn tận trên ngã ba Đông Dương thuộc Đắc Tô Kon Tum rồi chảy về tới Ia Chia, một làng của người M'nong, Nó nhập hai nhánh sông làm một - nhánh thứ nhất là sông Nam Sa Thầy, nhánh thứ hai là sông Ia Krong Bơ Lang nơi có thuỷ điện Yaly bây giờ, sau đó từ ngã ba sông thì gọi là sông SESAN chảy thẳng tới đầu huyện Đức Cơ thì rẽ ngoặt sang Cambodia và đổ vào Sông Xe Pốc (nhánh của dòng Mê Kông). Đoạn thứ nhất đi bằng xe Yamaha tới cầu Lâm sản. Gửi xe ở lại, chúng tôi đi bộ qua sông, tới đoạn thứ 2 từ Đồn Biên phòng vào 9 km là bãi vàng thứ nhất. Đoạn thứ 3 dài 12 km từ bãi vàng đó lên bãi vàng Thác Yaly (bây giờ là đập tràn hùng vĩ của Nhà máy Thuỷ điện Yaly).
Đường vào Cầu Lâm sản vắng ngắt. Đường này là đường độc đạo nối giữa tỉnh Mondukiri Cambodia sang Việt Nam. Những năm đó giao thương hàng hoá chưa nhiều nên tuyến đường chỉ dùng để vận chuyển gỗ. Thi thoảng, một hai chiếc xe Reo từ Cambodia về VN lặc lè, ngấp nghểnh những cây gỗ to 2 người ôm, rú rít ầm ĩ, nhả khói mù mịt leo qua những ổ gà ổ trâu.
Chúng tôi đến Cầu Lâm sản trời đã sang chiều. Mây đen kịt phía Cambodia và Lào, đang bắt đầu loang dần về Việt Nam.
Sông SESAN ở khúc này chênh nhau khoảng 10 m độ cao, gặp phải cái núi đá nhỏ ở giữa nên chia làm 2 dòng tạo thành 2 cái thác, nước sôi réo ầm ầm, cuồn cuộn chảy. Ở trên là 2 cây cầu sắt, được bắc từ bờ đến núi đá. Bên kia sông là Đồn biên phòng, qua khoảng 5 km nữa là tới cửa khẩu Mondukiri. Bên này sông, một dãy quán hàng cafe, tạp hoá, đồ tươi sống….chủ yếu là bán cho dân đào đãi vàng. Lúc này ở phía tây, mây đen thẫm, ánh chớp loe loé liên tục. "Mưa rất to đây" tôi nghĩ thầm !
Chập tối, trời mưa như trút nước. Chúng tôi được bà chủ quán người miền Trung cho trú mưa. Sau một hồi dò xét, biết là người buôn bán và có ý định gửi chiếc xe ở lại thì bà đồng ý cho chúng tôi nghỉ qua đêm.
Đêm đó, lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là mưa rừng! Mưa như trút nước, ào ạt, ào ạt. Trời mù mịt. Đêm đen tưởng như sắn ra từng mảng. Không loại đèn nào chịu nổi với gió, cứ thốc từng cơn, từng cơn như muốn nhổ tung cái quán bay vào đêm.
Sáng, khi chúng tôi tỉnh dậy, trời còn lắc rắc mưa nhưng vẫn mù mịt mây. Bà chủ quán giúp chúng tôi đeo balo, bà đưa cho 2 đứa 2 cây nứa to, vót nhọn hoắt 2 đầu, bà bảo là cây "Đòng đòng". Chúng tôi được biết nếu người đi rừng lo ngại gặp hổ thì hãy cầm cây đòng đòng, Ông ba mươi nhìn thấy người cầm đòng đòng thì dù đói cỡ nào cũng không dám vồ !!!
Quang và tôi lên đường vào bãi, may là chúng tôi gặp thêm 3 người đào vàng ra Cầu mua lương thực. Họ đang trên đường vào bãi, 1 trong ba người có cây súng AR15 giấu trong áo bạt (mãi sau này khi tôi gặp Tý chuột, một đại ca bãi vàng rất lãng mạn và biết làm thơ, thì tôi rõ tại sao lại có chuyện mang súng nghêng ngang như thế).
Chúng tôi giấu kín vàng trong người, đeo balo, tay cầm đòng đòng, lầm lũi theo đường mòn dọc sông SESAN nước chảy cuồn cuộn, trong lòng ngổn ngang mối lo ngại trước những bí hiểm của rừng đại ngàn.
[/size][/justify]
[size=3]còn nữa …[/size]
[size=3]
[/size]
[size=3]Gần 5 năm mài đũng quần trên ghế giảng đường, cầm tấm bằng tốt nghiệp Đại học, ngơ ngác trước cuộc đời. Một tháng nằm khàn ở nhà, 3 tháng tìm việc mòn mỏi chẳng cơ quan nào nhận thằng sinh viên 23 tuổi mới toe, mặt mũi non choẹt như tôi …..
Sau chầu nhậu say "quắc cần câu"… Một ngày đẹp trời, theo thằng bạn thân, tôi lao vào chuyến phiêu lưu đầy dấu ấn không phai mờ về rừng Tây nguyên.
Từ buổi trưa định mệnh ấy, trong tiếng sôi réo ầm ĩ của sông SESAN, dưới màn mưa như thác đổ…. Trước cổng Đồn biên phòng cửa khẩu Mondukiri, tôi ướt "zúm zó", run lẩy bẩy trèo lên cái xe Jeep lùn của quân đội Campuchia để đi nhờ về Pleiku, trong lòng chưa tin mình thoát chết trong cơn lũ rừng…. Hơn 15 năm đã trôi qua !
Chúng tôi đi tàu từ Hà Nội vào Nha Trang, quê thằng bạn thân thời sinh viên. Gia đình nó có 2 cửa hàng vàng bạc đá quý ở chợ Đầm. Mục đích chuyến đi của chúng tôi là lên Buôn Ma Thuột, Pleiku mua vàng sa khoáng (thứ vàng do núi lửa phun trào nằm trong các mạch vỉa quặng dưới suối, trong hầm, dưới lòng sông…) ở các lán bè đào đãi mang về bán kiếm lời. Vốn do Quang vay của gia đình.
Mẹ Quang cho chúng tôi vay 5 lượng vàng 9,6 để làm vốn, đánh thành 50 chiếc nhẫn tròn, kẹp trong chiếc bao da cùng một chiếc cân tiểu ly, cái "cần câu cơm" của chúng tôi. Quang có một chiếc xe Yamaha 250cc khoẻ như trâu mộng làm phương tiện. Chúng tôi lên đường thẳng tiến Pleiku, lòng phấp phới một hy vọng làm giàu để đổi đời.
Hành trình từ Nha Trang lên Pleiku chẳng có gì vui vẻ. Chúng tôi rất mệt mỏi, thay nhau chạy xe vượt đèo Rù Rì, Phượng Hoàng, qua Buôn Ma Thuột, sang Pleiku theo ngả quốc lộ 14 hai bên đường xanh ngắt, bát ngát những lô Cafe, Cao su….
Qua dốc Hàm Rồng cao ngất, phố núi Pleiku lung linh ánh điện đã hiện ra trước mặt. Trời đổ mưa rào, sấm chớp nổi lên ì oàng, những tia chớp xanh lét, xẹt ngang đầu. Dừng lại ăn tối ở quán ven đường, Quang bảo "Tôi và ông cố chạy tới C'upah (thị trấn cách Pleiku 30 km, bây giờ là huyện lỵ của huyện Ia Grai) nghỉ ở nhà người quen. Sáng mai mua lương thực rồi vào bãi vàng". Tôi đồng ý kế hoạch này.
Trời tạnh mưa, trăng mọc sớm, sáng lung linh. Con[/size][size=3] đường quanh co triền đồi đất đỏ Bazan màu mỡ, hai bên đường, những lô Cafe cao ngang ngực chạy dài tít tắp……
Đi C'upah lúc này là một cực hình. Mưa làm đất đỏ quết lại, dính vào bánh xe từng mảng, từng mảng lớn. Cứ 300 m lại dừng xe gỡ đất bám chặt vào chắn bùn. 3 h đồng hồ cho 30 km, chúng tôi mệt nhoài, tới C'upah lúc 21h sau một cuộc vật lộn "tình đất bazan".
Vào thị trấn, một dãy phố giữa núi đồi hoàn toàn không có ánh điện, vài quán Cafe, tạp hoá bán đêm, thắp điện ắcquy và đèn măng sông. Chúng tôi hỏi đường tới nhà người quen, [/size][size=3]nhưng bỗng chú ý tới đám đông người mang súng AR15, gậy gộc đi tới. Tôi hỏi bà chủ tiệm:[/size][/justify]
[justify][size=3]- [/size][size=3]Dì ơi[/size][size=3], ở đây có chuyện gì thế ?[/size][/justify]
[justify][size=3]Bà chủ tiệm đang cúi xuống lấy gói thuốc liền ngửng khuôn mặt béo ệch thốt lên mỗi câu "Cậu Bảy về". Tôi ngơ ngác?!
Mười phút sau, tôi và Quang hiểu rõ vấn đề: Động rừng bên Lào và Campuchia. Hổ vượt sông SESAN sang rừng C'upah bắt bò, heo, chiều qua đã mò tới rẫy Cafe ở đội(không còn nhớ rõ nữa) thuộc Nông trường Ia Sao vồ một bà trung niên đang làm cỏ Cafe, Kết cục sau 4 giờ đồng hồ đêm qua, tìm kiếm mãi mới thấy bà chỉ còn là một nhúm bầy nhầy…. cách nơi bị Hổ vồ khoảng 3 km, tức cách nơi chúng tôi đứng là 6 km.[/size][/justify]
[justify][size=3]
Báo cáo của Kiểm Lâm, Biên phòng C'upah là có 1 hoặc 2 con lẩn quất tại khu rừng SESAN thuộc địa giới huyện. Uỷ ban huyện tổ chức một đội săn rình hạ những ông "ba mươi" lạc rừng và khát máu này.
23h khuya, chúng tôi tới nhà người quen, sau khi đi quãng đường 1 km qua rẫy Cafe mà 1 thằng lái, 1 thằng ngồi quay mặt lại phía sau, thay nhau hát, gào thật to những bài hát quân hành…….cho đỡ sợ!!!
Sáng, khi đi mua lương thực vào bãi vàng, chúng tôi thấy chợ xôn xao bàn tán về việc "Cậu Bảy" lại vồ người đêm qua….Quang bảo tôi "Chưa tin vội"
Hoá ra, "Cậu Bảy" vồ người thật. Hai người đi tìm trầm hương, vào rẫy của người Bana ngủ. Đêm khuya, rừng im ắng, trời mưa nhưng đã tạnh, trăng sáng mờ mờ. Vì quá mệt, 2 người này chui vào gầm cái nhà sàn ở rẫy để nghỉ (nhà sàn nhỏ làm kho chứa lương thực khi không mang về kịp, cũng là nơi nghỉ ngơi của người Bana khi làm rẫy, xa nơi ở hàng chục km). Khoảng 2h sáng, người nằm phía ngoài bỗng thấy "mát mát" ở chân, liền quay xuống nhìn. Trời ơi! "Cậu Bảy" đang ngồi chồm hổm ngay dưới chân, cúi xuống….sát chân anh ta… khịt khịt ! Anh chàng này la lên để bạn nghe thấy, rồi vơ khẩu súng định lia một băng đạn AR15 thì…."Choác….Ràooo"….. "Cậu Bảy" vả một cái vào giữa mặt, cắp anh ta lao vào màn đêm.[/size][/justify]
[justify][size=3]Ông bạn đi cùng chỉ kịp nổ mấy phát súng rồi chạy theo. Cực kỳ may mắn là Cậu vồ, nhưng Cậu sợ tiếng súng nên vứt lại "chiến lợi phẩm" .Cả đêm, người kia cõng bạn từ rừng ra đường mòn rồi vào làng M'nong nhờ người dân tộc cáng gấp về Bệnh viện huyện. Anh bạn kia bị Cậu vả một cái, đi mất hẳn một bên quai hàm cùng vô số vết thương do móng vuốt của Cậu gây ra ở thân thể. Vậy mà không chết! May thế !!!
Lần này thì Quang nghệt mặt, e ngại. Cậu ta bảo tôi :[/size][/justify]
[justify][size=3]- Ghê nhỉ ! tôi với ông đi vô bãi hôm nay thì nguy hiểm quá?![/size][/justify]
[justify][size=3]Tôi bảo "Nếu ông sợ, để hôm khác vào cũng được !!!".
Nhưng chúng tôi vẫn quyết định vào bãi vàng ngay chiều hôm đó. Mở bản đồ định hướng, chúng tôi quyết định tới Cầu Lâm Sản (cây cầu sắt bắc qua cái thác trên sông SESAN, gần cửa khẩu C'upah với Campuchia) sẽ nghỉ đêm, sáng hôm sau vào bãi vàng.
Đường từ Thị trấn C'upah vào tới bãi vàng khoảng 80 km. Chúng tôi chia làm 3 đoạn vòng vèo quanh sông SESAN, con sông này bắt nguồn từ dãy Đông Trường Sơn tận trên ngã ba Đông Dương thuộc Đắc Tô Kon Tum rồi chảy về tới Ia Chia, một làng của người M'nong, Nó nhập hai nhánh sông làm một - nhánh thứ nhất là sông Nam Sa Thầy, nhánh thứ hai là sông Ia Krong Bơ Lang nơi có thuỷ điện Yaly bây giờ, sau đó từ ngã ba sông thì gọi là sông SESAN chảy thẳng tới đầu huyện Đức Cơ thì rẽ ngoặt sang Cambodia và đổ vào Sông Xe Pốc (nhánh của dòng Mê Kông). Đoạn thứ nhất đi bằng xe Yamaha tới cầu Lâm sản. Gửi xe ở lại, chúng tôi đi bộ qua sông, tới đoạn thứ 2 từ Đồn Biên phòng vào 9 km là bãi vàng thứ nhất. Đoạn thứ 3 dài 12 km từ bãi vàng đó lên bãi vàng Thác Yaly (bây giờ là đập tràn hùng vĩ của Nhà máy Thuỷ điện Yaly).
Đường vào Cầu Lâm sản vắng ngắt. Đường này là đường độc đạo nối giữa tỉnh Mondukiri Cambodia sang Việt Nam. Những năm đó giao thương hàng hoá chưa nhiều nên tuyến đường chỉ dùng để vận chuyển gỗ. Thi thoảng, một hai chiếc xe Reo từ Cambodia về VN lặc lè, ngấp nghểnh những cây gỗ to 2 người ôm, rú rít ầm ĩ, nhả khói mù mịt leo qua những ổ gà ổ trâu.
Chúng tôi đến Cầu Lâm sản trời đã sang chiều. Mây đen kịt phía Cambodia và Lào, đang bắt đầu loang dần về Việt Nam.
Sông SESAN ở khúc này chênh nhau khoảng 10 m độ cao, gặp phải cái núi đá nhỏ ở giữa nên chia làm 2 dòng tạo thành 2 cái thác, nước sôi réo ầm ầm, cuồn cuộn chảy. Ở trên là 2 cây cầu sắt, được bắc từ bờ đến núi đá. Bên kia sông là Đồn biên phòng, qua khoảng 5 km nữa là tới cửa khẩu Mondukiri. Bên này sông, một dãy quán hàng cafe, tạp hoá, đồ tươi sống….chủ yếu là bán cho dân đào đãi vàng. Lúc này ở phía tây, mây đen thẫm, ánh chớp loe loé liên tục. "Mưa rất to đây" tôi nghĩ thầm !
Chập tối, trời mưa như trút nước. Chúng tôi được bà chủ quán người miền Trung cho trú mưa. Sau một hồi dò xét, biết là người buôn bán và có ý định gửi chiếc xe ở lại thì bà đồng ý cho chúng tôi nghỉ qua đêm.
Đêm đó, lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là mưa rừng! Mưa như trút nước, ào ạt, ào ạt. Trời mù mịt. Đêm đen tưởng như sắn ra từng mảng. Không loại đèn nào chịu nổi với gió, cứ thốc từng cơn, từng cơn như muốn nhổ tung cái quán bay vào đêm.
Sáng, khi chúng tôi tỉnh dậy, trời còn lắc rắc mưa nhưng vẫn mù mịt mây. Bà chủ quán giúp chúng tôi đeo balo, bà đưa cho 2 đứa 2 cây nứa to, vót nhọn hoắt 2 đầu, bà bảo là cây "Đòng đòng". Chúng tôi được biết nếu người đi rừng lo ngại gặp hổ thì hãy cầm cây đòng đòng, Ông ba mươi nhìn thấy người cầm đòng đòng thì dù đói cỡ nào cũng không dám vồ !!!
Quang và tôi lên đường vào bãi, may là chúng tôi gặp thêm 3 người đào vàng ra Cầu mua lương thực. Họ đang trên đường vào bãi, 1 trong ba người có cây súng AR15 giấu trong áo bạt (mãi sau này khi tôi gặp Tý chuột, một đại ca bãi vàng rất lãng mạn và biết làm thơ, thì tôi rõ tại sao lại có chuyện mang súng nghêng ngang như thế).
Chúng tôi giấu kín vàng trong người, đeo balo, tay cầm đòng đòng, lầm lũi theo đường mòn dọc sông SESAN nước chảy cuồn cuộn, trong lòng ngổn ngang mối lo ngại trước những bí hiểm của rừng đại ngàn.
[/size][/justify]
[size=3]còn nữa …[/size]
[size=3]
[/size]