[justify] [/justify]
[justify]Tuy nhiên, để được công nhận là một người đàn ông thực thụ, chàng thanh niên trẻ phải trải qua những thử thách vô cùng đáng sợ như rạch cơ thể, đấu roi, nhảy cắm đầu…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]1. Nghi lễ rạch cơ thể ở Papua New Guinea[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Để đánh dấu sự trưởng thành, các bộ tộc sống dọc sông Sepik ở Papua New Guinea sẽ tham gia một nghi lễ truyền thống - rạch cơ thể. Theo đó, các chàng trai sẽ lần lượt được trưởng tộc trong làng dùng dụng cụ được vót nhọn, rạch dọc sống lưng, ngực, mông để có làn da thô ráp giống những con cá sấu. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Những người bản địa cho rằng, "họa tiết" lồi lõm này gần giống với lớp da cá sấu sẽ hút hết tính trẻ con của các cậu bé, khiến họ đàn ông hơn. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Không chỉ vậy, trước khi được coi là một người đàn ông, các cậu bé còn phải chịu sự sỉ nhục, miệt thị của nhiều người cùng bộ tộc trong vài tuần. Bởi họ nghĩ, điều này sẽ giúp tăng sức chịu đựng của những chàng trai, nếu không, họ sẽ trở nên yếu đuối như phụ nữ. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sau khi nghi lễ kết thúc, vết thương sẽ được các bậc tiền bối lau sạch máu và để lành tự nhiên. Những cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày khiến cho các chàng trai khó có thể sinh hoạt như bình thường. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]2. Nghi lễ cắm roi vào miệng của bộ tộc Matausa [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các chàng trai của bộ tộc Matausa, Papua New Guinea chỉ thực sự được công nhận là đàn ông sau khi trải qua một nghi lễ trưởng thành rùng rợn.
Họ sẽ phải dùng những que dài, hay chiếc roi mỏng bằng gỗ, đưa qua miệng, xuyên qua họng tới khi nôn ra hết mọi thứ. Sở dĩ những chàng trai này phải thực hiện nghi lễ đó là bởi người dân Matausa cho rằng, họ cần phải làm sạch dạ dày - cho ra ngoài hết những thứ có trong cơ thể trước khi chính thức trở thành một người đàn ông.
Sau đó, họ tiếp tục cắm những chiếc roi này vào mũi khiến cho chảy máu. Cuối cùng, những chàng trai sẽ dùng đầu gậy đâm vào lưỡi nhiều lần. Theo cư dân bộ tộc Matausa, nghi lễ này là một hình thức thanh tẩy cơ thể và tâm hồn một cách toàn diện, khiến họ đủ tiêu chuẩn để trở thành một đấng nam nhi thực thụ.
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]3. Nghi lễ đấu roi của bộ tộc Fulani[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Những cư dân của bộ tộc Fulani ở Benin, châu Phi có nghi lễ đánh dấu tuổi trưởng thành vô cùng đặc biệt. Các cậu bé sẽ được xem là trưởng thành sau khi trải qua một trận roi hành hạ đẫm máu để thể hiện sức mạnh, tự chủ và lòng dũng cảm. Người ta chọn một cây gậy dài và được vót nhọn, sắc để đảm bảo mỗi roi quất ra là một đòn đau đớn nhất.
Sau khi các cậu bé đã có vũ khí, gia tộc ở khắp nơi tập hợp lại để chứng kiến hai thanh niên đọ sức với nhau. Cả hai cậu bé đều sẽ xông vào và quật nhau dữ dội. Mục tiêu của các cậu bé là gây khó dễ cho đối thủ, mỗi cậu bé được ra ba đòn và không ai được thể hiện sự đau đớn, sợ hãi.
Đám đông sẽ quyết định ai là người thể hiện sự can đảm nhất thông qua thử thách này và đó sẽ là người chiến thắng của trận đấu. Đứa trẻ chiến thắng sẽ được mọi người trong bộ tộc công nhận đã trở thành đàn ông.
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]4. Nghi lễ nhảy cắm đầu của bộ tộc Vanuatu[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ở Nam Thái Bình Dương, trên một khoảng đất trống, các thành viên trong bộ tộc Vanuatu dựng lên một tòa tháp có cấu trúc "ọp ẹp" cao 20 - 30m từ thân cây.
Những cậu bé chỉ được công nhận là những chiến binh thực thụ khi vượt qua được nghi lễ đáng sợ này. Những thanh niên, kể cả cậu bé 7 - 8 tuổi cũng đều được tham gia vào nghi lễ. Họ sẽ nhảy từ tháp gỗ cao đó xuống mà chỉ được "bảo hiểm" bằng 2 sợi dây tết bằng lá nho.
Có khá nhiều người tham gia bị thương, thậm chí bị chết do các cành cây gãy đâm vào người, vỡ đầu, gãy cổ… Tuy nhiên, cũng có không ít chàng trai được công nhận là đàn ông sau khi vượt qua thử thách nguy hiểm này. Họ quả là người may mắn và đương nhiên trở thành người trưởng thành.
Theo người dân bộ tộc Vanuatu, nghi lễ này được thực hiện để cầu mong cho vụ mùa năm đó sẽ bội thu, nếu người nhảy xuống từ độ cao càng cao thì vụ mùa càng thắng lợi. Và những chàng trai dám chiến đấu và vượt qua thử thách, không sợ hi sinh thân mình cho bộ tộc, dân làng thì mới xứng đáng là những chiến binh của Vanuatu.
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]5. Nghi lễ "chống mắt không ngủ" của bộ tộc Mandan[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Để trở thành một chiến binh, các chàng trai ở bộ lạc Mandan sẽ phải chịu những trận tra tấn để thể hiện lòng dũng cảm và sức mạnh của mình. Các chàng trai trẻ tham gia nghi lễ sẽ không được phép ăn, uống và phải thức suốt 4 ngày không ngủ. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đến ngày thứ 5, họ sẽ được đưa tới một căn lều và ở đây, họ sẽ phải ngồi để những người đi trước rạch ngực, vai bằng chiếc que gỗ vót nhọn. Những chiếc xiên gỗ này sẽ xuyên sâu vào các cơ bắp, sau đó, họ sẽ bị treo ngược lên tường cho đến khi ngất vì đau đớn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Không dừng lại ở đó, những quả cân sẽ được đeo thêm ở chân của các chàng trai. Khi ngất đi, các chiến binh tương lai sẽ được kéo xuống, chờ phần thử thách tiếp theo. Sau khi tỉnh lại, chàng trai sẽ phải hi sinh, "hiến" ngón tay út của mình cho thần linh. Chỉ sau khi thực hiện tất cả những nghi lễ trên, các chàng trai trẻ này mới được công nhận là người đàn ông của bộ tộc. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tạm kết: Theo quan điểm của nhiều người, những nghi lễ mang tính "hủ tục" trên vô cùng đáng sợ và rùng rợn. Tuy nhiên, ở bộ tộc của họ, theo truyền thống và văn hóa, thử thách "tầm vóc" như vậy sẽ mang đến ý nghĩa lớn lao về tinh thần cho con người. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nhưng dù có như vậy thật, chúng ta cũng nên cảm thấy an lòng khi ở Việt Nam không có những nghi lễ đáng sợ kiểu này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, National Geographic, Wikipedia…[/justify]