- [*]
Trong khi chi phí cho 2 vụ quả tên lửa được phóng năm ngoái (2012) trị giá khoảng 600 triệu USD, các khu vực phóng tiêu tốn 400 triệu USD cho công tác chuẩn bị và một số chi phí khác khoảng 300 triệu USD nữa. Nếu số tiền này được dùng để mua lương thực thì Bắc Triều Tiên có thể không phải lo nghĩ về thực phẩm trong vòng 4 đến 5 năm tới.
Ai đổ tiền cho Bắc Triều Tiên theo đuổi hạt nhân?
Vậy thì Kim Jong Un kiếm đâu ra số tiền lớn để theo đuổi niềm đam mê hạt nhân của mình khi tiềm lực kinh tế trong nước không đủ khả năng đáp ứng?
Thực tế, một trong những đối tác thương mại chính, có ảnh hưởng nhất đối với Bắc Triều Tiên đó là Trung Quốc. Theo thông tin từ cố vấn tại Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, ngay từ đầu thập niên 90, Trung Quốc đã là nhà cung cấp chính cho Bắc Triều Tiên với khoảng 90% nhiên liệu, 80% hàng tiêu dùng và 45% thực phẩm. Cho đến khi hai miền Triều Tiên bị chia cắt, Trung Quốc lại tích cực ủng hộ cả về chính trị và kinh tế cho nước này. Bắc Triều Tiên chiếm gần một nửa viện trợ ra quốc tế của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Bắc Triều Tiên cũng kiếm được khá nhiều tiền từ các hợp đồng bán vũ khí. Ấn Độ là một trong những quốc gia mua các sản phẩm của Bắc Triều Tiên, với thị phần 3,6% kim ngạch xuất khẩu của họ, trong khi Liên minh châu Âu đã cung cấp 4% nhập khẩu của Bình Nhưỡng.
Ngoài ra, Pakistan là quốc gia cung cấp công nghệ hạt nhân cho Bắc Triều Tiên, đồng thời cũng là đối tác mua nhiều vũ khí, đạn pháo, giàn phóng, linh kiện thiết bị hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, lĩnh vực mà Bình Nhưỡng rất có kinh nghiệm.
Phú Vinh
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)