Tin tức - pháp luật 2013-04-13 11:04:40

{Karfina} Không ai khống chế nổi cục diện Triều Tiên


Bình Nhưỡng càng mất tự tin, và cho rằng chỉ còn cách sở hữu vũ khí hạt nhân để làm điều kiện đổi lấy những cam kết đảm bảo an ninh, viện trợ và thừa nhận về mặt ngoại giao của Mỹ.
    [*]
Tờ Thanh niên Trung Quốc ngày 13/4 đăng bài phân tích của Mã Hiểu Lâm, một chuyên gia về vấn đề Triều Tiên cho hay, chưa bao giờ vấn đề bán đảo Triều Tiên lại căng thẳng như hiện nay, nguy cơ chiến tranh cũng như những phát biểu dọa nạt mạnh mẽ chưa từng có trong khi các bên liên quan tiếp tục “trượt theo quán tính” làm cho vấn đề Triều Tiên trở thành một vở kịch khó đoán kết cục.
Không ai khống chế nổi cục diện Triều Tiên

Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên bắt nguồn từ vụ thử hạt nhân lần 3 mà Bình Nhưỡng tự tiến hành hôm 12/1 bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, kéo theo là nghị quyết trừng phạt của hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, cả hai bên, Triều Tiên và phần còn lại không bên nào chịu nhương bộ bên nào.
Bình Nhưỡng liên tục tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến giữa hai miền, chuyển trang thái chiến tranh, tấn công hạt nhân phủ đầu hủy diệt Mỹ – Hàn – Nhật,..Hệ quả chính sách “bên lề của chiến tranh” mà Bình Nhưỡng đang theo đuổi khiến xã hội Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng, Nhật Bản lo đánh chặn tên lửa Triều Tiên còn Mỹ thì điều hầu hết các vũ khí chiến lược đến bán đảo này, Nga cảnh cáo Triều Tiên chớ đùa với lửa và Trung Quốc cũng phản đối bất cứ hành động khiêu khích nào.
Hầu như các cường quốc có liên quan đến vấn đề Triều Tiên đều ngầm phối hợp và nhất trí cao độ với nhau xung quanh vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khiến cho Bình Nhưỡng càng bị cô lập, nguy cơ mất kiểm soát vì thế mỗi lúc một gia tăng.
Khởi nguồn của cuộc khủng hoảng Triều Tiên theo Mã Hiểu Lâm không nằm ở vấn đề sở hữu và phổ biến vũ khí hạt nhân hay là không mà là sự tồn tại của chính quyền Bắc Triều Tiên cũng như an ninh quốc gia của Bình Nhưỡng.
Lính Triều Tiên (hình minh họa)

Triều Tiên là “tiền duyên chiến trường” duy nhất còn sót lại từ thời Chiến tranh lạnh, Bình Nhưỡng lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng về sự tồn vong của chính quyền hiện nay trong khi về lý thuyết, bán đảo Triều Tiên mới có hiệp định đình chiến chứ chưa phải là hiệp ước hòa bình.
Trung Quốc trở thành chỗ dựa gần như là duy nhất của Bắc Triều Tiên, nhưng những lợi ích trong mối quan hệ Trung – Hàn, Trung – Mỹ ngày càng phát triển sâu rộng khiến Bình Nhưỡng càng mất tự tin, và cho rằng chỉ còn cách sở hữu vũ khí hạt nhân để làm điều kiện đổi lấy những cam kết đảm bảo an ninh, viện trợ và thừa nhận về mặt ngoại giao của Mỹ.
Từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền, Bình Nhưỡng càng theo đuổi chiến lược này một cách mạnh mẽ. Theo quán tính của Bắc Triều Tiên thì Bình Nhưỡng sẽ không chỉ trực tiếp thách thức các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc mà còn tạo ra nguy cơ thúc đẩy Nhật  – Hàn cũng đòi sở hữu vũ khí hạt nhân để làm đối trọng đảm bảo an toàn cho mình.
Mỹ vẫn tiếp tục chính sách dùng cấm vận kinh tế và cô lập ngoại giao đối phó với Bình Nhưỡng trong khi Trung Quốc và Nga không còn “ủng hộ vô điều kiện” đối với Bắc Triều Tiên, các bên cứ tiếp tục cái “chính sách quán tính ấy” thì không ai có thể khống chế cục diện bán đảo hiện nay. Đương nhiên nếu nguy cơ cứ tiếp tục tích lũy, đến một lúc nào đó nó sẽ bùng phát và tạo ra những thay đổi chiến lược khó lường.
(TNTQ)
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)