Theo những cuộc điều tra và những nghiên cứu tâm lý học, những người đàn ông sau một thời gian dài lập gia đình thường thay đổi tính nết, hay gắt gỏng, cau có, dễ nổi nóng. Vậy các bà vợ phải làm như thế nào để tránh cảnh "cơm không lành, canh không ngọt"?
1. Trước tiên, các bà vợ nên giữ bình tĩnh, không "đá thúng đụng nia" khi chồng gắt gỏng, không cao giọng phản ứng lại. Trong những lúc như thế này, nên giữ nguyên tắc "chồng giận thì vợ bớt lời".
2. Hãy cố gắng kiềm chế, đừng cáu gắt ngay cả những lúc bực bội, mệt mỏi. Những cố gắng đó của bạn sẽ tạo một không khí dễ chịu trong gia đình.
3. Ngay khi nhận thấy chồng có vẻ khó chịu, hãy coi như không biết. Chọn thời điểm thích hợp dùng những lời lẽ dịu dàng, gợi mở để tạo cơ hội cho chồng nói được ra những gì anh ấy đang suy nghĩ. Đàn ông thường gặp nhiều ức chế trong công việc và không biết đổ lên đầu ai, ngoài vợ con.
5. Theo Khoa Học & Đời Sống, trong những trường hợp cần thiết, người vợ có thể thông qua con cái để tạo cầu nối tình cảm vợ chồng. Có thể nói với con để tác động đến chồng.
6. Cuối cùng, một người vợ tuyệt vời là một người hiểu được tính tình và công việc của chồng. Tuy nhiên, không can thiệp quá sâu vào công việc của chồng, không tham gia (với tư cách một người phán xét hay quan tòa) tới những gì anh ấy đang làm nếu chưa được hỏi ý kiến.
Theo các chuyên gia tâm lý học, sự cau có, tính tình hay gây gổ của người đàn ông là một căn bệnh của xã hội đang phát triển. Đa số các đức lang quân hiện đại đều có ý nghĩ phải kiếm nhiều tiền để bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho vợ con, và chính những suy nghĩ đó đã đẩy họ đến một trạng thái luôn căng thẳng, lo lắng.
Nếu người vợ không thích ứng được với những thay đổi đó bằng những cư xử tế nhị, thì nguy cơ tan vỡ gia đình là rất cao