[justify]Nhiều teen muốn gây ấn tượng với bạn bè xung quanh bằng cách chửi thề, kiểu chửi nào càng độc càng thích. Dưới ánh mắt của họ, việc thu hút đám đông và được đánh giá là “gấu”, là “oai” là điều đáng tự hào.[/justify]
[justify]Chửi thề mọi lúc mọi nơi[/justify]
[justify]Một lần, M.Trang (19t) đã "choáng" luôn khi chứng kiến cảnh một bạn học sinh cấp 2 trường X (Hà Nội) chửi mình té tát khi chẳng may bánh xe đạp của Trang lăn vào… đôi giày mới của bạn ấy, mặc dù Trang đã xin lỗi ngay.[/justify]
[justify]Những câu văng đủ loại, từ chửi Trang cho tới bố mẹ cô, từ họ hàng cho tới tổ tiên, thậm chí còn cả “hang hốc, gốc rễ” đều được “phun” ra với mọi giọng điệu.[/justify]
[justify]Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là bạn bè xung quanh bạn học sinh đó không những không tỏ ra ái ngại thay bạn mà còn thản nhiên cười và tung hô trước thái độ sửng sốt của Trang.[/justify]
[justify]Nhiều teen muốn gây ấn tượng với bạn bè xung quanh bằng cách chửi thề, kiểu chửi nào càng độc càng thích. Dưới ánh mắt của họ, việc thu hút đám đông và được đánh giá là “gấu”, là “oai” là điều đáng tự hào[/justify]
[justify]Tuy không trực tiếp bị các em học sinh “chửi” nhưng K.Liên (18t) cũng không thể chấp nhận được khi tận mắt thấy một đám học sinh cấp 3 nhảy bổ vào dè bỉu, mắng bác công nhân vệ sinh. Lý do đơn giản là đường hẹp, người đông, bác ấy yêu cầu các bạn đứng gọn vào để cho xe rác qua.[/justify]
[justify]Đáp lại yêu cầu đó của bác là hàng loạt những cái miệng xinh xinh bĩu môi đồng loạt: “Bác thích thì đi mà dẹp. Tụi này việc gì phải dẹp”, “Công nhân vệ sinh chứ cái gì đâu mà to mồm”, “Cẩn thận không rác rơi vào người tôi thì bán cả nhà bà đi cũng không đền nổi đâu”… Và tiếp đó là những tiếng cười hô hố, không chút ý tứ nào của các em.[/justify]
[justify]Bất chấp chiếc áo đồng phục đang mặc trên người in rõ mác trường nào và những ánh mắt “không còn lời nào để nói với những cô cậu học sinh này” của mọi người xung quanh, các em vẫn hồn nhiên cười nói. Phải chăng những bạn học sinh này đang cho đó là điều hay vì đã thu hút được sự chú ý của mọi người?[/justify]
[justify]Đi dạo qua một số trường THCS và THPT hiện nay, bạn sẽ thấy rõ được thực trạng học sinh “chửi, đánh, đấm” nhau thế nào. Hầu hết các trường đều có “đàn anh, đàn chị” máu mặt và thường những người này sẽ được coi là dân “VIP” trong cộng đồng những học sinh hư và đua đòi.[/justify]
[justify]Để được trở thành dân VIP nổi tiếng trong và ngoài trường thì ngoài cái gan đánh, đấm nhau không ngại ra thì còn phải kể đến tài “chửi hay như hát”. Đa số cái “tài” để nổi danh này thuộc về teen nữ.[/justify]
[justify]Chỉ cần một vụ va chạm nhỏ thôi như nhìn đểu, tranh cướp người yêu, không cho chép bài hay khinh những bạn nhà nghèo… cũng có thể dẫn đến một vụ ẩu đả. Nặng thì bị “xử”, nhẹ thì nghe chửi.[/justify]
[justify]Ngoài ở trường thì những câu văng tục, chửi thề này còn xuất hiện với tần suất lớn ở các hàng nước, quán net, vỉa hè công cộng. Không phải là vơ đũa cả nắm nhưng cứ có một đám đông tụ tập ở hàng nước (đa số là học sinh) thì sẽ có hai, ba bạn làm sinh động thêm trong câu nói của mình bằng những câu chửi thề như “Đ.m nóng thế không biết” hay “Nước gì mà như nước đ’ thế này?”…[/justify]
[justify]Bà Lụa (chủ quán nước vỉa hè ở Thanh Xuân) chia sẻ “Bà bán nước ở đây cả chục năm rồi. Quán nước ở cạnh trường cấp 3 nên hay có mấy đứa học sinh vào uống nước. Cái chuyện chúng chửi thề giờ chắc chẳng còn lạ lẫm gì nữa rồi.[/justify]
[justify]Mình già rồi nên nhiều lúc phải ngồi nghe chúng nói tục, chửi bậy mà chỉ muốn mắng cho một trận. Con cháu trong nhà mà thế thì chết với bà rồi đấy. Nhưng nghĩ cho kĩ nên kệ thì hơn, góp ý có khi chúng còn đập cả quán nước thì khổ”.[/justify]
[justify]Thầy cô và bố mẹ nói gì nhỉ?[/justify]
[justify]Chửi nhiều thành quen”, từ chạy theo phong trào, lâu dần nhiều bạn hình thành thói quen cứ mở miệng ra là nói tục, chửi bậy[/justify]
[justify]Thầy Thắng (giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) nhận xét: “Vấn đề học sinh nói tục, chửi bậy đã là quá bình thường, tới mức những học sinh đó thản nhiên nói bậy và coi đó không phải là một câu xúc phạm người khác, mà đó là một cách giao tiếp với bạn bè. Nếu như có ai nói, khuyên răn ngay từ đầu thì có lẽ đã khác. Một người không nói, hai người không nói, ba, bốn… thậm chí tất cả những người xung quanh đều không nói, không chỉ bảo thì mặc nhiên những học sinh đó coi việc mình nói bậy, chửi thề là không vấn đề gì.”[/justify]
[justify]Thế còn bố mẹ của những bạn học sinh đó có biết con mình như vậy không nhỉ? Sự thực là có rất nhiều phụ huynh không hề biết trực trạng con mình ở trường như thế nào, bởi trước mặt bố mẹ, những bạn học sinh đó luôn tỏ ra là những đứa con ngoan. Thế nên khi tận mắt chứng kiến màn nói tục, chửi bậy của con mình, họ đã không khỏi sửng sốt.[/justify]
[justify]Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chửi thề, nói tục ngày càng nhiều là do môi trường sống, do cách sinh hoạt của mỗi gia đình và đặc biệt là trong môi trường sinh hoạt với bạn bè.[/justify]
[justify]Có nhiều gia đình biết con mình như vậy nhưng lại không chỉ dạy đến nơi đến trốn, nếu như có sự dạy dỗ cẩn thận thì có lẽ văn hóa của một bộ phận “học sinh hư” hiện nay đã tốt hơn rất nhiều phải không?[/justify]
[justify]Kết[/justify]
[justify]“Chửi nhiều thành quen”, từ chạy theo phong trào, lâu dần nhiều bạn hình thành thói quen cứ mở miệng ra là nói tục, chửi bậy. Một khi đã là thói quen, thậm chí đã trở thành văn hóa ứng xử, giao tiếp thì rất khó để thay đổi. Liệu văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay và sau này sẽ như thế nào nếu một bộ phận lớn teen hiện nay vẫn tiếp tục giữ thói chửi thề, nói tục?[/justify]