Đôi giày… nặng mùi nhất quả đất
Trinette Robinson, 11 tuổi sống ở bang Connecticut, Mỹ đã giành giải nhất cuộc thi “Đôi giày nặng mùi nhất”. Cô bé nói rằng đôi giày của cô đã được đi suốt 4 năm trong các hoạt động xã hội, môi trường… Mỗi lần đi về cô bé lại vứt chúng trong chuồng ngựa rồi hôm sau đi tiếp. Cô bé bé chia sẻ: "Một lần tôi đã để cho nó bẩn và tôi đã vứt nó vào chuồng ngựa." Và với đôi giày của mình cô bé đã giành chiến thắng khi vượt qua rất nhiều đối thủ khác để giành cúp vàng, 2.500 USD, 1 năm sử dụng nước khử mùi giày và 1 chuyến bay đến New York.
Bông hoa 'bốc mùi' nhất thế giới
Loài hoa này có một mùi thối không thể tả nổi. Đó chính là 'mùi hương' độc nhất vô nhị (ngửi như mùi… thịt thối) phát ra từ bông hoa Titan Arum (Amorphophallus titanum), hay còn được biết đến với cái tên "hoa xác chết." Quê quán của loài hoa này là ở Indonesia, cứ 6-7 năm, loài hoa đặc biệt này lại nở 1 lần.
Khi nở, hoa "tử thi" sản xuất những bông hoa có màu vàng kem hoặc màu hồng. Cuống hoa giải phóng mùi "thơm" kinh dị trong khoảng 3 ngày trước khi hoa Titan Arum sẵn sàng cho việc thụ phấn. (Mùi của nó "khủng khiếp" đến nỗi từ khoảng cách rất xa, bạn vẫn có thể ngửi thấy ).
Vệ tinh sao Mộc bốc mùi trứng thối
Vệ tinh 'lo' là một trong 4 vệ tinh lớn của sao Mộc. Nó nằm trong nhóm 'Galilean' gồm 3 thành viên khác là Europa, Ganymede, Callisto. 'lo' được tạo nên là do những hoạt động mạnh của dung nham hơn là so với sự hình thành nào đó của hệ mặt trời. Những kết quả nghiên cứu mới đây về vệ tinh này đã được phát biểu và gây nhiều chú ý với giới khoa học. Toàn bộ hình dáng của “lo” trông như một quả trứng thối khổng lồ.
Trong bầu khí quyển của “lo” có chứa một lượng lớn các chất lưu huỳnh dioxit, clorua natri và monoxit. Trong đó, khí lưu huỳnh hợp thành từ các chất này là nguyên nhân gây ra mùi trứng thối của “lo”. Chính hoạt động mạnh của núi lửa bên trong vệ tinh “lo” kỳ lạ đã sản sinh ra khí lưu huỳnh này.
Đường phố 'bốc mùi' nhất
Biệt hiệu này được đặt cho con phố Hans-Sachs-Straße ở Dresden, Đức bởi tại đây chỉ có một loại cây được trồng và quả của nó tỏa ra một “mùi hương” khiến dân cư trên phố không thể chịu nổi.
Cây ginkgo vốn là một loại cây được coi là “cao quý” không chỉ ở Đức mà còn ở nhiều nước khác, nhưng không mấy ai được “thưởng thức” mùi quả của nó. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều người đi bộ và sinh sống trên phố Hans-Sachs- Straße ở Dresden không thể chịu nổi cái mùi của nó. “Trong một thời gian dài, tôi cứ nghĩ đó là mùi phân chó”, ông Sebastian Süss – một người dân trên phố nói.
Loại mũ bảo hiểm bốc mùi nhất
Mũ bảo hiểm chống va đập có một chức năng duy nhất: bảo vệ đầu của người lái xe. Nhưng chỉ những chiếc mũ bảo hiểm chưa từng bị va đập mới có thể thực hiện nhiệm vụ này một cách tốt nhất. Vì vậy, người sử dụng luôn được gợi ý là mua những chiếc mũ bảo hiểm mới cứng và vứt bỏ những chiếc mũ cũ đã từng bị va đập. Thế nhưng, không ai muốn vứt đi một chiếc mũ bảo hiểm có bề ngoài "còn tốt".
Chính vì vậy, các nhà khoa học của Viện Cơ khí Vật liệu Fraunhofer hợp tác với Viện Công nghệ Năng lượng An toàn và Môi trường Fraunhofer của Đức đã tạo ra những chiếc mũ bảo hiểm biết 'bốc mùi' khi nó bắt đầu có dấu hiệu bị hư hỏng. Các vật liệu polime hay plastic được sử dụng để sản xuất mũ bảo hiểm sau khi được xử lý sẽ có thể phát ra mùi nếu chiếc mũ xuất hiện các vết nứt nhỏ. Những vết nứt lớn sẽ phát ra mùi khó chịu hơn khiến cho người sử dụng không muốn dùng chiếc mũ nữa.
Loại quả 'bốc mùi' nhất thế giới
Loại quả đoạt danh hiệu này không phải 'ai' xa lạ đó chính là sầu riêng. Ở Đông Nam Á, sầu riêng được gọi là "Vua của các loại quả". Thậm chí, các hãng hàng không, tàu điện ngầm, khách sạn và một số phương tiện vận chuyển công cộng tại các quốc gia trong khu vực không cho phép hành khách mang theo loại quả "đặc biệt" này.
Sâu riêng được bọc ngoài bởi lớp vỏ chi chít gai nhọn, bên trong là phần thịt có thể ăn được với một mùi đặc trưng. Đối với một số người, đây là một mùi thơm nồng, nhưng một số người lại cho rằng nó thật kinh tởm. Đối với những người phương tây, mùi của quả sầu riêng được ví như mùi của một số loại phomát. "… mùi của sầu riêng giống như mùi của loại phân lợn, mùi nhựa thông trộn lẫn với mùi hành. Bạn có thể ngửi thấy mùi của nó từ cách xa hàng chục mét" - nhà chuyên nghiên cứu về các loại thức ăn trên thế giới Richard Sterling nhận xét.