Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, xưởng GmbH Koch ở Đức trở thành nơi hóa kiếp cho hàng ngàn xe tăng và xe bọc thép trong biên chế quân đội Đức, Áo, Pháp và các quốc gia châu Âu khác. Người ta loại bỏ chúng theo Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu nhằm giới hạn số lượng và chủng loại thiết bị quân sự. Các nước ký kết hiệp ước trong những năm cuối cùng Chiến tranh Lạnh. |
Tuy nhiên, vào năm 2007, Nga tuyên bố rút khỏi hiệp ước sau khi NATO liên tiếp mở rộng ảnh hưởng ở Đông Âu cùng với kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ tại Ba Lan. |
Xe tăng và xe bọc thép là loại phương tiện chiến tranh cồng kềnh và chắc chắn nên quá trình tháo dỡ chúng đòi hỏi nhiều thời gian. Vật dụng hữu ích nhất để các công nhân tháo dỡ xe tăng là đèn khò. Chúng sinh ra nhiệt lớn, giúp công nhân nung chảy những mảng sắt dày cấu thành nên thân xe tăng. |
Các công nhân tháo dỡ xe tăng theo từng phần để tận dụng sắt. Những chiếc xe tăng khổng lồ sẽ biến thành đống kim loại sau quá trình tháo dỡ. |
Thiết bị nâng giúp công nhân di chuyển trục bánh của xe tăng. |
Công nhân dùng đèn khò để cắt nhỏ những chi tiết khác của một xe tăng Gepard từng thuộc biên chế quân đội Đức. |
Với thiết bị tương tự, các công nhân cắt rời phần tháp pháo của một xe tăng khác. |
Những chi tiết nhỏ trong khu vực điều khiển hỏa lực của chiếc xe tăng cũng bị tháo rời. |
Không gian làm việc chật hẹp buộc các công nhân phải thao tác bằng tay. |
Nhóm công nhân cải tiến một chiếc xe tăng thành thiết bị kéo, giúp họ hỗ trợ di chuyển những phương tiện khác. |