Công nghệ "Hydroglyphics" vừa được các nhà khoa học tại ĐH Harvard giới thiệu tại một triển lãm có thể tạo ra chữ trên bề mặt của nước nhờ khả năng thay đổi thuộc tính bề mặt của chất lỏng. Dụng cụ để tạo ra các ký tự trên nước chỉ đơn giản gồm một miếng dán bọt biển, một cuộn Tesla và một chiếc đĩa Petri (một loại đĩa làm bằng nhựa polystyrene trong suốt, không thấm nước).
Chữ “khắc” trên nước có thể tồn tại trong vòng một tháng
Để “khắc” được chữ trên mặt nước, khách tham quan chỉ cần chọn một miếng dán bọt biển rồi dán vào đáy chiếc đĩa. Mỗi chiếc đĩa này sau đó được đặt dưới cuộn dây Tesla. Một tia lửa màu tím sẽ xuất hiện kèm theo tiếng động lớn. Khi miếng bọt biển được gỡ ra, nước sẽ được đổ vào đĩa và lấp đấy không gian trong chiếc đĩa, ngoại trừ khu vực miếng bọt biển được dán vào trước đó và tạo ra các ký tự. Những ký tự này không biến mất ngay mà có thể tồn tại trong vòng một tháng.