Chuyện shock 2010-05-04 12:38:11

Lịch sử chiếc ghế


[size=5]Lịch sử chiếc ghế[/size]



Ngay lúc này, khi bạn đang đọc trang sách này, chắc bạn đang ngồi trên một cái ghế dựa. Bạn có thoải mái không? Chắc là có. Nhưng một trăm năm trước, ghế dựa không được thoải mái như vậy đâu. Còn hai trăm năm trước, ghế dựa là một thứ xa xỉ phẩm, và ba trăm năm trước… chưa có cái ghế dựa nào ra đời cả!

Vậy thì suốt mấy ngàn năm con người ngồi trên cái gì?…

Phần lớn là ngồi trên ghế đẩu hoặc ghế băng. Trước thời trung cổ, chỉ có một loại ghế dựa - chiếc ngai vàng – và nó được dành cho vua, hoàng hậu hoặc các vị quyền cao chức trọng trong nhà thờ, nhưng nó cũng vô cùng bất tiện. Người Ai Cập và Hy Lạp, tạc ngai từ một khối gỗ hay ngà, và bốn chân có hình chân thú. Ngai của người La Mã làm bằng loại cẩm thạch vô giá. Nhưng chắc chắn có những lúc hoàng đế La Mã ao ước được đổi cái ngai cứng quèo bằng một cái gối bông vứt trên sàn!


Đến giữa thời trung cổ, ghế dựa được phổ biến cho nhiều tầng lớp xã hội hơn. Nhưng phần lớn vẫn là các quý tộc hoặc đại phú. Trong một ngôi nhà điển hình chỉ có một chiếc ghế dựa lưng cao và nó được đặt ở đầu bàn ăn. Ông chủ nhà sẽ ngồi trên đó và gia đình ông ta hoặc gia nhân ngồi trên ghế băng kê hai bên bàn. Nếu ông chủ nhà đặc biệt ưu ái vợ mình, ông ta sẽ yêu cầu làm cái ghế dựa thật to để bà vợ ông ta có thể cùng ngồi.

Đến thế kỷ 17, ghế dựa đã phổ biến khắp châu Âu. Những vật liệu như gỗ sồi đã nhường bước cho các loại gỗ nhẹ hơn và dần dần ghế được bọc một lớp đệm lúc đầu bằng da, sau bằng lụa hoặc nhung.

Ở Anh, ghế dựa lưng cao được thay bằng kiểu hiện đại hơn, lưng ghế thấp và có tay vịn. Nhưng từ thế kỷ 18, thợ thủ công quay sang làm những chiếc ghế tinh vi, những mảnh gỗ chạm, khảm hình chim thú hoặc các thần ái tình có cánh.

Cùng thế kỷ đó, Thomas Chippendale, một nhà thiết kế người Anh, đã gạt phăng mọi trang trí vô ích và chế tạo những chiếc ghế dựa cứng, vững chãi không chỉ khi ngồi mà còn được vẽ kiểu rất nghệ thuật. Ghế Chippendale có khung cứng bằng gỗ gụ và thường rất dễ nhận ra bởi bốn chân ghế hình trái cầu hoặc hình bàn chân thú.

Ngày nay chúng vẫn còn rất cao giá. Thực tế chiếc ghế đắt nhất thế giới - chiếc ghế gỗ gụ hai trăm năm mươi tuổi của Chippendale - được bán đấu giá tám lăm ngàn đôla Mỹ năm 1972.

So với Châu Âu, công nghệ chế tạo ghế của Mỹ phát triển khá muộn. Nhà máy đóng ghế của Mỹ ra đời năm 1818 ở Riveton Bang Connec – ticut, và vẫn hoạt động đến ngày nay. Nhưng người Mỹ bắt kịp với người anh em Châu Âu rất nhanh. Họ giới thiệu với thế giới hai loại ghế phổ biến là - ghế đu và ghế có bàn viết đi kèm.

Người ta truyền tụng rằng chính Benjamin Franklin đã chế tạo chiếc ghế đu nhưng không ai biết chắc có thật hay không. Dù sao ông cũng là người phổ biến nó và giờ đây nó được sử dụng khắp thế giới. Chiếc ghế - bàn viết là một bàn viết vô giá đối với các trường đại học, với bàn viết có thể nâng lên hay hạ xuống dễ dàng. Một vài chiếc ghế này vẫn được tìm thấy ở trong các trường học nông thôn ở Mỹ.

Một cái ghế mà không ai dám ngồi là ghế điện. Chiếc ghế đầu tiên loại này được đưa vào sử dụng ngày mùng 6 tháng 8 năm 1890 ở nhà tù Aubur của NewYork. Kẻ tử tội đầu tiên có cái hân hạnh đáng buồn được ngồi trên chiếc ghế đó là William Kemmler, người đã giết bạn gái của mình bằng một cái cưa. Ngay lập tức các bang khác cũng đưa vào sử dụng thay cho giá treo cổ hay trường xử bắn.

Chiếc ghế điện mới được phát minh đã thu hút hoàng đế Menelik đệ Nhị của Abssini đến nỗi ông ta đặt Mỹ sản xuất liền ba cái, để tỏ ra mình không kém văn minh hơn các nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Nhưng khi mấy chiếc ghế được gởi đến, vị hoàng đế sửng sốt và thất vọng vì chiếc ghế chỉ sử dụng được bằng điện năng và Abyssini lại không có điện! Nhưng Menelik không thiệt thòi gì. Ông ta lấy một chiếc ghế trong số đó làm ngai vàng! Dường như chiếc ghế đã đi trọn một vòng quay kỳ quái của lịch sử.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)