Khoa học - Lịch sử 2010-01-25 13:21:48

Loài người suýt tuyệt chủng từ 1,2 triệu năm trước . Tin không?


1,2 triệu năm trước, dân số trên hành tinh chúng ta không vượt quá 26 nghìn người. Loài người lúc đó đã đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều này khi tiến hành nghiên cứu các bộ gen của loài người hiện đại ngày nay.



[justify]Mặc dù loài người liên tục tiến hóa, nhưng nhiều đoạn gen vẫn không hề thay đổi trong quá trình di truyền từ đời này sang đời khác. Bản phân tích đột biến gen có thể lý giải những biến thái nào đã xảy ra với sinh vật sống bất kỳ và con người cũng là trong số đó.

Các chuyên gia thuộc trường Đại học Utah ở thành phố Salt Lake (Mỹ) đã phân tích 2 bộ gen đầy đủ của loài người hiện đại. Trước hết, họ tiến hành tìm kiếm các gen lặp được gọi là Alu. Đây là các đoạn ADN lặp lại có chiều dài bằng 300 cặp nucleotit.

Trong bộ gen con người, các gen lặp Alu được tái hiện qua gần 106 bản sao của chúng và trung bình cứ mỗi 4 nghìn cặp cơ bản thì chúng gặp nhau. Số này chiếm gần 5% toàn bộ chuỗi ADN của con người. Nguyên nhân xuất hiện các gen lặp Alu chưa được làm rõ, song các nhà khoa học cho rằng, chúng có mặt trên những đoạn lâu đời nhất của quá trình di truyền gen.

Tại vùng gen lặp Alu dần dần tích tụ những dạng đột biến ADN đơn nhất, và tốc độ xuất hiện ngày lớn hơn hoặc ít thường xuyên hơn. Trong khi đó, các gen lặp Alu lại rất hiếm khi biến mất hoàn toàn khỏi bộ gen.[/justify]

[justify]Khi tìm kiếm các đoạn tổng thể ADN lâu đời nhất trong những cá thể khác nhau, có thể tính toán được tổ tiên của những cá thể đó đã từng sống như thế nào. Sau khi thống kê số lượng đột biến gen, có thể thấy được sự đa dạng về gen lớn đến mức nào trong thế hệ tổ tiên của người Homo sapiens.[/justify]

[justify]Thống kê đã cho thấy, tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại là người Homo erectus, đã suýt tuyệt chủng cách đây 1,2 triệu năm. Lúc đó, quy mô hợp lý của một quần thể là gần 18,5 nghìn người. Điều đó có nghĩa là, chính số lượng người đó đã được gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mức tối đa mà nhóm tác giả nghiên cứu có thể chấp nhận được là 26 nghìn người.

Các nhà khoa học lưu ý rằng, nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng có quy mô quần thể hợp lý ít hơn so với loài người sống 1,2 triệu năm về trước. Theo đó, số loài tinh tinh đã giảm xuống còn 21 nghìn cá thể, còn loài vượt gorilla xuống còn 25 nghìn. Gần 1 triệu năm con người đứng trước nguy cơ biến mất, và chỉ mới 160 nghìn năm về trước, sau khi xuất hiện người Homo sapiens, thì nguy cơ tuyệt chủng mới bắt đầu giảm dần. Quá trình di cư của loài người đến những vùng lãnh thổ mới lúc đó có thể đã diễn ra một cách thuận lợi.

Tuy nhiên, loài người không phải chỉ một lần duy nhất trải qua giai đoạn đứng trước nguy cơ suy giảm số lượng. Có thể, một lần tương tự như vậy nữa đã xảy ra cách đây 70 nghìn năm, khi phải trải mùa đông lạnh giá kéo dài dai dẳng sau đợt phun trào núi lửa Toba ở Indonesia. Khi đó, dân số giảm xuống còn gần 15 nghìn người.

Hiện nay dân số trên Trái đất gần 6,8 tỷ người, trong khi sự đa dạng về gen là không lớn lắm. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Mặc dù chưa thực sự hài lòng với phương pháp nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học đã công nhận rằng, phương pháp này có thể đưa ra kết quả chính xác và khách quan- Tờ ScienceNOW cho biết.[/justify]

Nhà di truyền học thuộc trường Đại học California tại Berkeley (Mỹ), ông Montgomery Sletkin cho biết, phần lý thuyết của công trình nghiên cứu này là khá xác thực. Còn nhà di truyền học John Wakely thuộc trường Đại học Harvard thì cho rằng, kết quả nghiên cứu là minh chứng cụ thể cho những sự kiện ngẫu nhiên, như sự xuất hiện của các gen lặp Alu chẳng hạn, đã góp phần làm thay đổi bộ gen con người như thế nào".
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)