[justify]Cao gần 6cm rộng gần 10cm, miếng chì có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 4 sau CN, được tìm thấy ở khu vực Đông Farleigh, nơi mà ban đầu có thể chính là một ngôi đền. Tiến hành phân tích, nhóm chuyên gia nhận thấy khả năng nó từng bị đóng đinh lên tường ngôi đền hoặc bị chôn vùi dưới một ngôi mộ hay giếng nước.[/justify]
Cuộn chì mỏng khi được mở ra. (Ảnh: Roger Tomlin)
[justify]Roger Tomlin, nhà nghiên cứu lịch sử La Mã tại Cao đẳng Wolfson, Oxford cho biết những dòng chữ trên đó đã không còn rõ. Ban đầu, các nhà khoa học tại Viện Paul Scherrer (Thụy Sĩ) sử dụng kỹ thuật được gọi là chụp cắt lớp vi tính neutron nhưng vì độ phân giải không cao nên không nhìn được dòng văn bản. Về sau, nhờ kính hiển vi điện tử quét, họ mới có thể thấy rõ.[/justify]
[justify]Giải mã nội dung trên mảnh chì, nhóm chuyên gia nhận thấy nó được chia làm hai cột tên cá nhân: theo tiếng Latin gồm Sacratus, Constitutus, Memorianus, Constant (…); theo tiếng Celtic gồm (Atr)ectus, Atidenus. Ngoài ra vẫn còn 8 cái tên không đầy đủ khác, Tomlin nói. Tuy nhiên, động cơ của lời nguyền vẫn còn là bí ẩn.[/justify]
Hình ảnh sau khi sử dụng kính hiển vi điện tử quét. (Ảnh: Roger Tomlin)
[justify]Những loại “ma thuật đen” như vậy được sử dụng khá phổ biến trong xã hội Hy Lạp và La Mã xưa kia, mục đích là kêu gọi thần linh đến hành hạ đối tượng cụ thể nào đó. Trước đây, nhiều mảnh bùa chú tương tự cũng được tìm thấy trên khắp châu Âu, riêng ở Anh là hơn 200. Hầu hết chúng có liên quan đến các vụ trộm cắp cho nên nhiều chuyên gia suy đoán căn cứ vào miếng bùa chứa lời nguyền này, thần linh sẽ trừng trị những kẻ trộm bằng nhiều cách, một trong số đó là biến họ thành thứ chất lỏng giống nước.[/justify]
[justify][/justify]