[size=2][/size]
Những mộ thuyền được khai quật.
[justify][size=2]Từ hai ngôi mộ đặc biệt này, các nhà khoa học có thể dựng lại khá chi tiết đời sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng của con người thời đó. Còn các nhà nhân chủng học, với bộ xương nguyên vẹn, có thể miên tả, phục dựng khá chi tiết hình dáng người Việt cách nay 2.000 năm. [/size][/justify]
[justify][size=2]Qua hai ngôi mộ ở Kiệt Thượng, có thể thấy kỹ thuật, mỹ thuật đúc đồng, cũng như văn hóa của người Việt thời Đông Sơn đã đạt trình độ khá cao, không kém gì những nền văn minh đương thời trong khu vực.[/size][/justify]
[justify]"Đống gạch đỏ" gây chấn động [/justify]
[justify][size=2]Nằm sau những rặng tre, những đống gạch vữa, đất cát cao chất ngất, ở một góc khuất nẻo mà khách tham quan không thể nhìn thấy (nếu không có bác bảo vệ chỉ dẫn) của bảo tàng Hải Dương là một… đống gạch đỏ chót khổng lồ. [/size][/justify]
[justify][size=2]Lại gần và quan sát kỹ mới thấy đống gạch đó là một… lâu đài cổ. Tóm lại, không ai biết đó là cái gì ngoài những nhà khảo cổ, nếu lần đầu được trông thấy. [/size][/justify]
Nằm khuất nẻo sau rặng tre tại Bảo tàng Hải Dương là một "tuyệt tác khảo cổ": Mộ Hán.
[justify][size=2]Ấy vậy mà, cái “đống gạch” có hình thù lạ đó từng là phát hiện chấn động, gây sửng sốt cả thế giới chứ chẳng phải chơi: mộ Hán. [/size][/justify]
[justify][size=2]Người phát hiện, bảo tồn và khiến cho các nhà khảo cổ trên thế giới phải sửng sốt suốt một thời gian dài ấy, không ai khác, chính là “nhà khảo cổ tỉnh lẻ” Tăng Bá Hoành.[/size][/justify]
[justify][size=2]Gò đất kỳ lạ[/size][/justify]
[justify][size=2]Chuyện về ngôi mộ Hán khổng lồ này bắt đầu từ cuối tháng 6 năm 1996. [/size][/justify]
[justify][size=2]Khi đó, tại khu vực Đống Dom (thôn Vũ Xá, Ái Quốc, Nam Sách, Hải Dương), một doanh nghiệp của Đài Loan chăng biển hiệu hoành tráng, với rất đông người, để chuẩn bị cho lễ động thổ công trình. [/size][/justify]
[justify][size=2]Đúng lúc đó thì ông Tăng Bá Hoành đi qua. Ông thấy gò đất khổng lồ, rộng hàng ngàn mét vuông, mà ông vẫn để ý, nghi ngờ có ngôi mộ Hán, nằm lọt vào giữa công trường của doanh nghiệp Đài Loan kia. [/size][/justify]
[justify][size=2]Ngay lập tức, ông cùng các đồng nghiệp với các thiết bị thăm dò xuống hiện trường.[/size][/justify]
[justify][size=2]Quả thực, khi chiếc gầu sắt khổng lồ cắm xuống gò đất sâu chừng hơn mét, đã móc bật lên những viên gạch đỏ tươi có hình thù lạ. [/size][/justify]
[justify][size=2]Các cán bộ của bảo tàng đều bất ngờ. Trước đó, họ xuống công trình theo lệnh giám đốc, chứ đâu có tin vào lời đoán mò của ông. [/size][/justify]
[justify][size=2]Sau này, mọi người mới hiểu, những phán đoán của ông đều có cơ sở, là kinh nghiệm đúc rút từ mấy chục năm làm khảo cổ, mà chủ yếu là đào mồ mả cổ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau khi phát hiện có mộ cổ, ông kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp này ngừng công việc giải phóng mặt bằng để ông báo cáo tỉnh. [/size][/justify]
[justify][size=2]Báo cáo gửi đi, ông nhận được công văn của vị Phó Chủ tịch tỉnh với nội dung đại để: cứ để cho họ phá, nếu có di vật thì đến nhặt về… [/size][/justify]
[justify][size=2]Ông bức xúc đánh công văn gửi cho vị Phó Chủ tịch nọ, với những viện dẫn từ Luật Di sản đầy sức mạnh. Thế là doanh nghiệp kia phải ngừng thi công, giao hiện trường cho các nhà khảo cổ học. [/size][/justify]
[justify][size=2]Ông Hoành bảo rằng, đã có rất nhiều ví dụ về những ngôi mộ Hán tuyệt đẹp bị người ta dùng máy ủi san phẳng. Các doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng, gặp mộ cổ, không bao giờ họ báo cáo theo đúng Luật Di sản, bởi ngoài việc tò mò kiếm chác cổ vật, họ không muốn dự án phải ngừng trệ nhiều ngày.[/size][/justify]
Hiện trường vụ khai quật mộ Hán khổng lồ.
[justify][size=2]"Tòa lâu đài" kỳ vĩ dưới lòng đất[/size][/justify]
[justify][size=2]Giữa cái nóng như nung của những ngày tháng 7, ông Giám đốc Bảo tàng Hải Dương Tăng Bá Hoành trần lưng lăn lộn ngoài công trường cùng các nhà khảo cổ và hơn 30 dân công thuê của địa phương. [/size][/justify]
[justify][size=2]Bản thân ông cũng đào xới, vác đất rất vất vả cùng mọi người. Gò đất này cao 5-7m, rộng khoảng 1.000m2. Mấy chục con người phải đào bới suốt 1 tháng trời ròng rã, ngôi mộ Hán khổng lồ mới lộ thiên. Ngay trên nóc ngôi mộ Hán này, có cả một nghĩa địa của nhân dân, với hơn trăm ngôi.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau khi hàng vạn khối đất được bóc ra, cả một tòa lâu đài nguyên vẹn, kỳ vĩ có diện tích rộng hàng trăm mét vuông hiện ra. [/size][/justify]
Ông Hoành: "Ngôi mộ như một tòa lâu đài dưới lòng đất".
[justify][size=2]Đó là một ngôi mộ Hán, được xây bằng gạch cổ, với 3 vòm cuốn, mỗi vòm cao 2,8m. Thật lạ lùng, nắp hầm bật mở, một luồng khí xanh lè phụt ra. [/size][/justify]
[justify][size=2]Ông Hoành hô mọi người chạy càng xa càng tốt. Màu khói xanh lè là ô xít đồng. Ngôi mộ gần 2.000 năm trong lòng đất tích tụ rất nhiều yếm khí, nên nếu không thận trọng, hít phải là toi mạng như chơi. [/size][/justify]
[justify][size=2]Hàng vạn người "phát sốt"[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau khi nắp hầm mở, ông vinh dự là người đầu tiên đặt chân vào hầm. Những đường hầm ngoằn nghèo, thông nhau sâu hun hút, gợi cảm giác như đang đi trong một ngôi đền linh thiêng, chứ không phải một ngôi mộ. [/size][/justify]
[justify][size=2]Ông mường tượng ra cảnh 2.000 năm trước, ngôi mộ này có cả quân lính canh giữ để một vị “đại quan” nào đó được an giấc ngàn thu. [/size][/justify]
[justify][size=2]Ngồn ngộn trong những căn phòng trong ngôi mộ Hán khổng lồ này là cổ vật, chủ yếu là vũ khí, đồ gốm và các vật dụng thời kỳ ấy. [/size][/justify]
[justify][size=2]Chiếc quan tài còn đó, hình thù bộ xương của chủ nhân ngôi mộ này vẫn còn, nhưng động vào là mủn ra thành bột.[/size][/justify]
[justify][size=2]Khi ngôi mộ Hán hiện ra giữa thanh thiên bạch nhật, có người khẳng định đó là một ngôi đền, có người cho rằng đó là cung điện. [/size][/justify]
[justify][size=2]Họ suy luận, cách đây hàng thiên niên kỷ, người Việt chúng ta ở vùng đất này, chỉ sống trong những ngôi nhà tranh vách đất, chết được bó bởi những manh chiếu sờn, chứ lấy đâu ra một công trình huyệt mộ hoành tráng đến vậy. [/size][/justify]
[justify][size=2]Hàng vạn người dân phát sốt vì tin nóng, từ khắp các miền tổ quốc nườm nượp đổ về xem mộ, quay phim, chụp ảnh suốt ngày đêm. [/size][/justify]
[justify][size=2]Các nhà khoa học, các nhà báo thi nhau phán đoán theo ý riêng của mình, người thì bảo đây là lăng mộ thời Trần, người bảo là đền thờ thời Lý… Riêng ông Tăng Bá Hoành thì quá rõ ràng, bởi nó đúng là một ngôi mộ Hán, tức của quan lại người Hán. Ông biết, mảnh đất ông đang sống và dày công nghiên cứu mấy chục năm nay là nơi "đóng đô" của người Hán khi họ sang cai trị dân ta.[/size][/justify]
[justify][size=2]Viên gạch cuối cùng và chữ có râu[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau một tháng khai quật ngày đêm, tận thu hiện vật, những viên gạch được bóc gỡ cẩn thận xếp lên xe chở về bảo tàng Hải Dương. [/size][/justify]
[justify][size=2]Ông Hoành tính toán tỉ mẩn, thấy rằng, ngôi mộ này tốn kém đúng 45m3 gạch. [/size][/justify]
[justify][size=2]Một điều kỳ diệu xảy ra. Khi viên gạch cuối cùng được nhấc lên do chính tay ông, ông sung sướng đến phát khóc, vì viên gạch đó có… chữ Hán, ghi niên đại xây ngôi mộ này.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ông Hoành dịch ngay mấy chữ như sau: "Vĩnh Kiến tứ niên thất nguyệt". Như vậy, ngôi mộ này được làm vào năm 129 sau Công nguyên. [/size][/justify]
[justify][size=2]Sau này, GS sử học nổi tiếng Hà Văn Tấn cũng dịch lại với nội dung không khác gì.[/size][/justify]
[justify][size=2]Trên viên gạch đó hiện vẫn còn 3 chữ không thể đọc được. Đây là chữ Hán cổ, có râu ria, hay còn gọi là chữ Lệ (chữ Hán gồm nhiều loại: Chân, Thảo, Triện, Lệ…), là loại chữ Hán khó đọc nhất. Ông Hoành đã nhờ rất nhiều GS, TS của Trung Quốc, Đài Loan, song cũng không ai đọc được 3 chữ này.[/size][/justify]