Những loài sinh vật nhỏ bé nhưng nguy hiểm
Những con ếch nhỏ có màu sắc sặc sỡ trong tự nhiên thường là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. Người dân bản địa ở Trung Mỹ và Nam Mỹ sử dụng độc tố tiết ra từ da của chúng để tẩm độc phi tiêu khi đi săn. Loài độc nhất là ếch độc màu vàng (golden poison frog). Mỗi con ếch chỉ có kích thước 3,8 cm nhưng có đủ lượng độc tố khiến 10-20 người thiệt mạng. (Ảnh:Shutterstock)
Ruồi Glossina có một chiếc vòi dùng để hút máu động vật có xương sống lớn (bao gồm con người). Chúng là động vật trung gian truyền bệnh trypanosomiasis, hay còn gọi là bệnh ngủ, khiến cơ thể bị suy nhược và sưng não. Giới khoa học ước tính có tới 300.000 người nhiễm căn bệnh này. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Bạch tuộc đốm xanh tuy chỉ có kích thước khoảng 5 cm nhưng là một trong những sinh vật độc nhất thế giới. Chúng rất hiền lành, nhưng sẽ cắn nếu bị kích động hoặc ai đó dẫm lên chúng trên bãi biển. (Ảnh: Flickr)
Bọ chét là loài ký sinh trùng nhỏ, không có cánh và thường hút máu động vật khác. Bọ chét có thể làm lan truyền bệnh dịch hạch. Nó từng gây ra một trong những đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, còn gọi là "cái chết đen". Bệnh dịch hạch ngày nay không còn phổ biến, nhưng mỗi năm vẫn có từ 1.000 đến 2.000 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn thế giới. (Ảnh: CDC)
Bọ cạp đỏ Ấn Độ được xem là loài bọ cạp nguy hiểm nhất thế giới. Chúng chỉ có kích thước khoảng 50-90 mm. Nếu đang đi du lịch ở Ấn Độ, Pakistan, Nepal hay Sri Lanka, hãy kiểm tra giày trước khi đi vì chúng có thể ẩn ấp trong đó. (Ảnh: Flickr)
Danh sách những bệnh gây chết người có liên quan đến muỗi bao gồm: bệnh sốt rét, sốt vàng, sốt xuất huyết, viêm não, virus West Nile và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. (Ảnh: JJ Harrison/Wiki Commons)
Sứa Irukandji là loài sứa nhỏ nhất thế giới (thể tích không lớn hơn một centimet khối), sống chủ yếu ở vùng biển ngoài khơi Australia. Sứa Irukandji có thể tiết ra nọc độc mạnh hơn 100 lần so với rắn hổ mang và 1.000 lần so với nhện đen lớn ở Nam Âu. (Ảnh: Wikimedia Commons)