Khi cô con gái 12 tuổi của Wu Rui qua đời, bà không chỉ mất đi đứa con duy nhất mà còn mất đi cả chỗ nương tựa lúc tuổi già.
[justify]Năm nay 55 tuổi, Wu Rui tự chăm sóc bản thân và cha mẹ già bằng phần lương hưu ít ỏi tại một căn hộ hai phòng. Wu Rui luôn sống trong nỗi sợ hãi bệnh tật ập tới với mình và cha mẹ bởi bà không có đủ tiền để chi trả tiền thuốc men, viện phí.[/justify]
[justify]Chính sách một con của Trung Quốc đẩy các gia đình rơi vào tình trạng một người con sẽ phải chăm sóc bố mẹ và ông bà nội, ngoại.[/justify]
[justify]Ước tính có khoảng 1 triệu gia đình ở Trung Quốc mất đi người nối dõi duy nhất từ khi chính sách một con được áp dụng vào năm 1980 và khoảng 4-7 triệu gia đình sẽ lâm vào tình trạng này trong vòng 20-30 năm tới. Nhiều người giống bà Wu, sẽ không có ai chăm sóc hay cho tiền mua thuốc men lúc về già.[/justify]
[justify]"Nếu tôi bị ốm nặng có lẽ tôi không đủ tiền để chữa trị," bà nói.[/justify]
[justify]Bàn Wu đã ly dị vào năm 1994 và mất đi cô con gái duy nhất Zhang Weina cách đây một năm sau một thời gian chống chọi với bệnh động kinh.[/justify]
[justify]Hiện giờ bà dành phần lớn thời gian ở nhà, đan len và chăm sóc cha mẹ. Cha bà năm nay đã 80 tuổi, bị nặng tai. Điều khiến bà Wu lo lắng nhất ngoài ốm đau đó là căn nhà ọp ẹp của họ chẳng mấy nữa sẽ bị dỡ bỏ. Những con hẻm bên cạnh đều đã được thay thế bằng các tòa nhà hiện đại và nếu như ngôi nhà của bà nằm trong diện quy hoạch thì chẳng mấy chốc họ sẽ phải chuyển tới một căn hộ đắt gấp nhiều lần so với số lương hưu ít ỏi của bà.[/justify]
[justify]Từ năm 2001, Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền địa phương có chính sách 'hỗ trợ cần thiết" cho các gia đình mất đi người con duy nhất nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể.[/justify]
[justify]Vì thế, mỗi khu vực lại có sự điều chỉnh khác nhau. Tỉnh Tứ Xuyên cho phép các gia đình nhận con nuôi trong khi Thượng Hải lại đưa ra một khoản tiền hỗ trợ còn các nhà chức trách Bắc Kinh đồng ý cấp 200 NDT/tháng và hỗ trợ về tinh thần bằng cách cử đoàn thanh niên tới thăm nom thường xuyên.[/justify]
[justify]"Các quy định được đưa ra nhưng tôi nghĩ nó không có ý nghĩa cho lắm," Yi Fuxian, một học giả tại Mỹ, tác giả của cuốn "Big Country in an Emty Nest" chỉ trích chính sách một con của Trung Quốc, cho biết.[/justify]
[justify]Khoảng 4,63% trong số 218 triệu gia đình một con được cho là sẽ không ở cùng con trai hoặc con gái của mình khi chúng 25 tuổi, theo các số liệu thống kê chính thức.[/justify]
[justify]Yi và các nhà nhân khẩu học khác tranh luận rằng Trung Quốc không chỉ hỗ trợ cho các gia đình này mà cần phải hủy bỏ chính sách một con, vốn được cho là giúp ngăn chặn tình trạng bùng nổ dân số và đói nghèo tại Trung Quốc.[/justify]
[justify]Chính sách một con sẽ tạo ra tình trạng già hóa dân số vào năm 2050 với 30% người Trung Quốc sẽ ở độ tuổi 60 hoặc hơn, Liên Hợp Quốc ước tính.[/justify]
[justify]Không có nhiều người trẻ, Trung Quốc sẽ không có đủ người để chăm sóc người già hoặc đi làm để chi trả các hệ thống bảo hiểm xã hội mà chính phủ đã cố gắng xây dựng.[/justify]
[justify]Trung Quốc có thể đón nhận tỷ lệ sinh cao hơn mà không lo ngại về nguy cơ quá tải dân số, Yi và những người khác cho biết.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, người đứng đầu Ủy ban Kế hoạch hóa Dân số và Gia đình quốc gia Li Bin cho biết Trung Quốc có ý định "duy trì và cải thiện" hệ thống đang tồn tại đồng thời tìm cách đối phó với tình trạng già hóa dân số.[/justify]
[justify]Hiện một số gia đình tại Trung Quốc đã được miễn trừ chính sách một con bao gồm các hộ gia đình ở nông thôn sinh con gái, vợ chồng là người dân tộc thiểu số và bản thân cha mẹ cũng là con một.[/justify]
[justify]Các nhà chức trách bắt đầu nhận thức được các vấn đề mà chính sách một con mang lại khi thế hệ cha mẹ đầu tiên đang già đi, Gu Baocheng, một giáo sư tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho hay.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, họ cũng nên hành động các đây vài năm khi mối hiểm họa nhân khẩu học sẽ tăng lên theo thời gian, ông cảnh báo. "Nếu họ hành động càng muộn, nỗi đau sẽ càng lớn, chi phí sẽ càng tăng…"[/justify]
[justify]Cũng giống như bà Wu, các gia đình mất đi người con duy nhất không chỉ không chắc chắn về tương lai mà còn có cảm giác mất mát không thể thay thế trong một nền văn hóa coi trọng gia đình, ông Gu nói.[/justify]
[justify]Một bà mẹ mất con từng chia sẻ nỗi buồn của mình trên một diễn đàn dành cho những người cùng cảnh ngộ với mình rằng: "Tất cả mọi điều tốt đẹp đều đã tuột mất, chỉ còn mây đen và bóng tối vây quanh nỗi đau tột cùng của tôi."[/justify]
[justify]"Chúng tôi đã hưởng ứng chính sách và chỉ có một con. Và đâu là sự chăm sóc và quan tâm tới chúng tôi? Không có gì cả. Ung thư, đau tim, bệnh não, trầm cảm và các bệnh tật tuổi già khác cứ lần lượt gõ cửa…Chúng tôi đã rơi vào cảnh cô đơn, cay đắng, bi kịch và không có nơi nương tựa," một người khác chia sẻ.[/justify]