Nhất định phải cưới vợ cho chú rể đã chết vì sợ vận rủi
Đây là tục lệ giúp các gia đình hóa giải vận rủi vì có con trai chưa có hoặc chưa kịp cưới vợ thì đã không may chết trẻ. Vì tục lệ này mà hàng loạt các dịch vụ cung cấp tử thi đang mọc lên như nấm ở khắp các chợ đen, khiến cho nhiều xác chết của phụ nữ bị "bốc hơi".
Tục lệ ghê rợnnày bắt nguồn từ thế kỉ thứ X ở triều đại nhà Tống, vốn được thực hiện với hi vọng hồi sinh người chết. Thời ấy những bộ tộc thiểu số và rất nhiều người "miền xuôi" tin rằng người đàn ông chưa có vợ mà đã chết thì là vô cùng đen đủi, đáng sợ. Bởi lẽ, vận rủi không chỉ ám vào người đàn ông đã chết mà còn nguyền rủa cả gia đình anh ta, khiến cả gia đình, thậm chí cả dòng họ bị hồn maấy "ám quẻ" mãi mãi.
Đám cưới "ma"
Không biết có phải do mê tín dị đoan hay bị những nỗi ám ảnh vô hình nào đó mà suy nghĩ này đã "thịnh hành" suốt một thời gian dài. Để hóa giải nỗi lo sợ này, người ta nghĩ ra cách tổ chức đám cưới cho người đàn ông yểu mệnh với một cô dâu makhác.
Trong một vài trường hợp, tục lệ kì quái này đòi hỏi phải dùng những cô gái lớn tuổi hơn, phải nối lại phần xương bằng dây trước khi cho mặc trang phụccưới, rồi mới thực hiện nghi lễ cưới với người con trai đã chết, dù cho chú rể có ít tuổi hơn cô dâu đến vài chục tuổi cũng không thành vấn đề
"Đám cưới ma" đã bị cấm vào thời cộng sản khi chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 1/10/1949. Theo pháp luật mới, tội đào trộm mộ có thể bị đi tù từ 3 năm trở lên.
Vì thế, ban đầu, sau lệnh cấm của chủ tịch Mao Trạch Đông vào những năm 50-60, thay vì phải làm đám cưới với "người chết thật", họ đổi thành chụp ảnh người con trai với hình nộm phụ nữ làm từ bột mỳ hoặc giấy.
Thế nhưng những người lớn tuổi trong làng cho rằng thay đổi tục lệ sẽ không có tác dụng, vận rủi vẫn sẽ ám vào gia đình. Và quả thật, việc chụp ảnh với hình nộm phụ nữ làm từ giấy chỉ duy trì được trong vài chục năm ngắn ngủi.
Đến nay, các khu vực nông thôn ngày càng phát triển kéo theo việc tục lệ dùng xác thật bắt đầu phổ biến trở lại ở tỉnh Sơn Tây, phía Bắc tỉnh Hà Nam và tỉnh Thiểm Tây.
Hai người chết kết hôn với nhau.
Âm hôn và nạn buôn bán "cô dâu ma"
Bởi theo quan niệm tâm linh truyền thống, nhiều người vẫn tin rằng một chàng trai không may qua đời khi chưa lập gia đình là một điềm xấu.
Người đó sẽ cô đơn ở kiếp sau hoặc linh hồn không siêu thoát, ở lại "ám" vào những người còn sống trong gia đình.
Nếu muốn gia đình yên ổn phải cưới cho người đã chết một cô gái hoặc tổ chức "âm hôn", cho người đã chết một đám cưới nơi địa phủ.
Chính phủ Trung Quốcđã chính thức cấm hủ tục đám cưới manăm 1949. Tuy nhiên hiện nay, truyền thống này lại tiếp tục thịnh hành trở lại.
Vì sự mê tín một cách mù quáng, ở nhiều nơi, chủ yếu là vùng nông thôn các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông vẫn thường diễn ra mua xác phụ nữ thậm chí là trộm xác, cướp xác để làm đám cưới ma.
Hủ tục làm “đám cưới ma” vẫn tồn tại ở một số vùng nông thôn ở các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây
Những "đám cưới ma" không hiếm ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, và giá cả tùy thuộc vào tình trạng của thi thể.
Một xác chết dùng cho hủ tục này thường có giá hàng chục nghìn nhân dân tệ, nhưng nếu thi thể nạn nhân được bảo quản tốt, giá có thể lên tới 100.000 nhân dân tệ (hơn 16.000 USD), Wei cho hay.
Nhiều vụ "đám cưới ma" đã bị phơi bày trong những năm gần đây ở miền bắc Trung Quốc, và thậm chí lợi nhuận cao còn thỉnh thoảng dẫn đến những vụ giết người để làm nguồn cung cấp xác chết.