(CATP) Chưa bao giờ các cuộc thi sắc đẹp ở nước ta lại nở rộ như những năm gần đây. Hàng loạt cuộc thi sắc đẹp từ cấp quốc gia đến những cuộc thi cấp tỉnh, thành phố, ban ngành… được quảng cáo rầm rộ với quy mô hoành tráng.
Điểm sơ qua sẽ thấy có rất nhiều cuộc thi sắc đẹp hiện nay như: hoa hậu quý bà, hoa hậu Việt Nam, người đẹp hoa anh đào, người đẹp biển, hoa hậu trái đất, hoa hậu du lịch…, chưa kể các cuộc thi tìm kiếm người đẹp khác như siêu mẫu, next top model, miss teen… Có nhiều thí sinh sau khi rớt ở cuộc thi này lập tức đăng ký dự thi ở cuộc thi khác, đến mức nhẵn mặt. Ngay cả ban giám khảo cũng quen vì quay qua quay lại cũng chỉ chừng đó vị.
Quá nhiều cuộc thi sẽ dẫn đến sự “bát nháo”, phát sinh các chiêu đánh bóng tên tuổi rẻ tiền từ chính thí sinh. Việc “vạch áo” nhau giữa các thí sinh không còn là mới. Thậm chí tố cáo lên ban tổ chức không đủ “ép phê”, họ đưa thông tin cho báo chí, tung lên các diễn đàn và tạo nên những hình ảnh xấu xí trong mắt khán giả. Một thí sinh tham dự cuộc thi hoa hậu quý bà năm 2009 diễn ra tại thành phố Vũng Tàu thậm chí còn tiết lộ chưa đi thi đã biết có giải và ban giám khảo hẹn bàn trao giải trong đêm. Những chuyện thí sinh này sửa mũi, thí sinh kia không đủ chiều cao… đã trở nên quen thuộc trên mặt báo, diễn đàn. Rất nhiều vụ “lùm xùm” xoay quanh các cuộc thi sắc đẹp. Không chỉ “hoa hậu quý bà” mới tạo scandal mà ngay cả các miss teen trẻ cũng cố gắng chen chân để đạt được một danh hiệu nhờ các scandal. Một miss teen bảo: “Bây giờ có quá nhiều cuộc thi, nếu không tạo ra một vài scandal hoặc tìm cách “dìm hàng” thí sinh khác thì rất khó có cơ hội nổi tiếng”, từ đó hình thành nên những chiêu công kích đối thủ, tự nâng cao giá trị bản thân. Có thí sinh còn sử dụng các trang mạng xã hội như một công cụ đắc lực để bôi nhọ, xúc phạm thí sinh khác thông qua các lực lượng fan clup ảo.
[size=3]Trang chủ[/size] [size=3]::[/size] [size=3]Văn hóa[/size]
[size=1]“Loạn” thi sắc đẹp[/size]Xem tin gốc
[size=2]CATPHCM[/size] - [size=2]2 ngày trước[/size] [size=2]76 lượt xem[/size]
(CATP) Chưa bao giờ các cuộc thi sắc đẹp ở nước ta lại nở rộ như những năm gần đây. Hàng loạt cuộc thi sắc đẹp từ cấp quốc gia đến những cuộc thi cấp tỉnh, thành phố, ban ngành… được quảng cáo rầm rộ với quy mô hoành tráng.
Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Ảnh minh họa từ các cuộc thi người đẹp
Điểm sơ qua sẽ thấy có rất nhiều cuộc thi sắc đẹp hiện nay như: hoa hậu quý bà, hoa hậu Việt Nam, người đẹp hoa anh đào, người đẹp biển, hoa hậu trái đất, hoa hậu du lịch…, chưa kể các cuộc thi tìm kiếm người đẹp khác như siêu mẫu, next top model, miss teen… Có nhiều thí sinh sau khi rớt ở cuộc thi này lập tức đăng ký dự thi ở cuộc thi khác, đến mức nhẵn mặt. Ngay cả ban giám khảo cũng quen vì quay qua quay lại cũng chỉ chừng đó vị.
Quá nhiều cuộc thi sẽ dẫn đến sự “bát nháo”, phát sinh các chiêu đánh bóng tên tuổi rẻ tiền từ chính thí sinh. Việc “vạch áo” nhau giữa các thí sinh không còn là mới. Thậm chí tố cáo lên ban tổ chức không đủ “ép phê”, họ đưa thông tin cho báo chí, tung lên các diễn đàn và tạo nên những hình ảnh xấu xí trong mắt khán giả. Một thí sinh tham dự cuộc thi hoa hậu quý bà năm 2009 diễn ra tại thành phố Vũng Tàu thậm chí còn tiết lộ chưa đi thi đã biết có giải và ban giám khảo hẹn bàn trao giải trong đêm. Những chuyện thí sinh này sửa mũi, thí sinh kia không đủ chiều cao… đã trở nên quen thuộc trên mặt báo, diễn đàn. Rất nhiều vụ “lùm xùm” xoay quanh các cuộc thi sắc đẹp. Không chỉ “hoa hậu quý bà” mới tạo scandal mà ngay cả các miss teen trẻ cũng cố gắng chen chân để đạt được một danh hiệu nhờ các scandal. Một miss teen bảo: “Bây giờ có quá nhiều cuộc thi, nếu không tạo ra một vài scandal hoặc tìm cách “dìm hàng” thí sinh khác thì rất khó có cơ hội nổi tiếng”, từ đó hình thành nên những chiêu công kích đối thủ, tự nâng cao giá trị bản thân. Có thí sinh còn sử dụng các trang mạng xã hội như một công cụ đắc lực để bôi nhọ, xúc phạm thí sinh khác thông qua các lực lượng fan clup ảo.
Hàng loạt cuộc thi sắc đẹp lớn, nhỏ được tổ chức dẫn đến các khâu chuẩn bị, sàng lọc thí sinh không kỹ hoặc bị bỏ qua dẫn đến những chuyện dở khóc dở cười như cuộc thi hoa hậu VN 2008, tân hoa hậu T.T.T.D và “nghi án” chưa tốt nghiệp phổ thông cũng khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực để tranh cãi và cuối cùng đến chính thí sinh cũng không biết tại sao mình từ nạn nhân lại trở thành người gian dối để dư luận công kích. Rất nhiều người đẹp thi đi thi lại từ nhiều cuộc thi trong nước vẫn không có danh hiệu gì, đành tiến thẳng ra nước ngoài dự thi và đạt những danh hiệu khá cao và bất ngờ. Nhưng khi có người thắc mắc về các danh hiệu này thì hầu hết người đẹp tránh trả lời, website của ban tổ chức các cuộc thi này cũng hoàn toàn không có tên của họ.
Phía sau cuộc thi sắc đẹp nào cũng có những bức xúc và những mảng tối mà chỉ khi người trong cuộc hé lộ thì dư luận mới có dịp mổ xẻ. Hầu hết cuộc thi sắc đẹp đều mong muốn tìm ra những người đẹp thật sự cả về sắc lẫn tài nhưng với việc tổ chức những cuộc thi “chụp giật” không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thí sinh “bát nháo” như hiện nay thì chỉ càng khiến khán giả quay lưng lại với họ. Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng nên quan tâm xem xét cân nhắc kỹ hơn trước khi cấp phép cho các chương trình như thế.