[size=2]“Sáng hôm kia, mẹ đang lau chùi thì nhìn thấy một con gián, mẹ mới la ầm ĩ lên, chạy một mạch lên tầng nhưng không gọi tao dậy, mà lại lôi con mèo xuống, thấy mẹ tao có điên không, vãi luôn!”- Vi ( 19 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội) hồn nhiên kể với mấy cô bạn giờ ra chơi.[/size] [size=2]
[/size] [size=2] Ảnh có tính minh họa: Hoàng Hà.
[/size] Câu kết này thực chất là một ý khen ngợi, bởi cô nàng lý giải, mẹ lôi con mèo xuống là vì không muốn cắt ngang giấc ngủ của con gái. Chưa hết, sau khi chuyển chủ đề, các cô gái hồn nhiên "vãi" đủ thứ khi bàn về ảnh các sao đi dự Cánh diều vàng trên báo, kiểu như “Sao TBQ lại có bộ mặt thế này, trông quê vãi!”.
Không chỉ là ngôn ngữ nói với bạn bè, giới trẻ còn đưa cả từ đệm này vào trong lớp học. Và đương nhiên thầy cô là những người chịu hậu quả.
Duyên, 20 tuổi, Lê văn Lương, Hà Nội, kể chuyện một vụ trót nhỡ lời của cô bạn mình trên giảng đường. "Hôm đó bạn ấy nộp tiểu luận muộn nhưng khi thầy hỏi lý do thì bạn tuôn ra một câu rất vô tư: 'Vì em bị ốm nên mệt vãi!'. Ngay lập tức bạn ấy đã sửa lại nhưng vẫn bị thầy nghe thấy và đuổi ra khỏi lớp".
Cô giáo Nguyễn Ngọc Lan (trường cấp II Rạng Đông, Nam Định) từng phải nghe học sinh của mình nói một câu rất tục kèm theo từ đệm này khi nói về thầy giáo dạy toán. “Đó là do thói quen dùng từ của học sinh, nếu bảo nhắc lại thì các em sẽ sửa, hoặc ngay lập tức nhận ra mình nói lỡ mồm”, cô nói thêm.
Dạo một vòng facebook của giới trẻ sẽ thấy không ít những màn đối đáp, nhận định hùng hồn với cụm từ rất đại chúng ấy. "Vãi" được đi kèm với rất nhiều từ sau đó như: chưởng, nhị… hay đôi khi chỉ đứng một mình cũng là một câu cảm thán đặc biệt. Như một trào lưu đang thịnh hành, chê bai, tốt xấu đều dùng kèm nó được hết.
Thầy Phạm Văn Hưng (giảng viên khoa văn học, ĐH KHXH và Nhân văn, Hà Nội) kể: “Mấy cậu em ở nhà trước kia không bao giờ biết đến từ đó, nhưng chả hiểu bỗng dưng du nhập được ở đâu, động tý là nói. Ví dụ như xem ti vi về vụ sóng thần Nhật Bản cũng buông ra câu: kinh vãi!, ngồi khen một bộ phim hành động trên cinemax thì dùng từ: Hay vãi! Vãi chưởng! Còn chê thì: Bệnh vãi!"
Có những từ đệm khác tuy không phổ biến bằng "vãi" nhưng cũng trở thành câu cửa miệng, và nhiều khi gây rắc rối cho khổ chủ.
Vân Anh (23 tuổi, Nguyễn Khắc Cần, Hà Nội) thường xuyên phát cáu vì câu cửa miệng của người yêu. “Khi nói chuyện, em kêu đau vai… thì anh ấy lại bảo 'Chẳng liên quan!'. Hay em kể một chuyện gì đó, kể xong anh ấy lại buông ngay một câu: 'Chẳng liên quan!'. Có thể chỉ là nói đùa thôi nhưng nghe nhiều khi thấy bực và cảm giác bị coi thường".
Hậu quả là chàng và nàng đã không ít lần giận nhau, thậm chí to tiếng vì ngôn từ. "Rõ ràng là người yêu và mình đang nói chuyện, không thể buông ra một câu chẳng liên quan được", Vân Anh bức xúc tâm sự.
Trường hợp như Vân Anh còn nhẹ. Trung (23 tuổi, Cổ Nhuế, HN) thì bị người yêu giận đến gần ba tháng vì không ít lần trót đệm từ “xoắn!”. "Cô ấy có nhắc trước rồi, song vẫn quen thói dùng nên buột miệng. Nhưng đó cũng là cách tốt để mình không gặp rắc rối trong công việc. Bây giờ thì chừa hẳn rồi”. Trung kể.
Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Thiện Giáp, Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội, lý giải về mốt dùng từ đệm này: "Trong cuốn Tâm lý Đám Đông của Le Bon có viết: Mỗi cá nhân đều có cảm xúc hay lý trí tập thể biểu hiện trong cuộc sống… Tuy nhiên, tâm lý đám đông lại bao gồm những tâm trạng và cảm xúc không mang tính duy lý song mang đặc tính lan truyền và lây nhiễm. Ngay khi những ý tưởng này lan rộng trong đám đông, chúng sẽ không dễ bị bác bỏ hay lật đổ, mà thường có xu hướng trở nên bảo thủ, cứng nhắc bất chấp tính vô lý của nó”.
"Từ 'vãi' cũng là một trào lưu tâm lý đám đông, ở đó một người bị tác động bởi số đông khi họ tiếp xúc ở mức độ thường xuyên. Nhưng cứ xem những cơn sốt được tạo nên do tâm lý đám đông trong thị trường bất động sản, vàng, đôla… thì có thể thấy ngay kết thúc của những trào lưu ngôn từ này", giáo sư phân tích.
Trong từ điển tiếng Việt, "vãi" là một động từ, có ý nghĩa là tung cái gì đó ra, thường được dùng trong cụm từ như: vãi thóc, vãi phân, …của ngành nông nghiệp. Từ đệm này bản thân nó không có nghĩa tục, mà đơn giản chỉ là cách nói phóng đại một hiện tượng, sự kiện, nhưng khi đi với những từ không đẹp thì nó dễ gây phản cảm, khó chịu cho người nghe.
"Mỗi cá nhân tạo nên đám đông, chính đám đông là nơi biểu hiện tinh hoa nhất của dân tộc. Vậy mỗi người nên ý thức về cách chọn lọc ngôn từ của mình. Đừng dễ dàng dùng những từ vô nghĩa và nghĩa không thuần chủng, đó cũng là văn hóa" giáo sư Giáp nói thêm.