Anh Lê Đình Hậu (SN 1980) bị mù cả hai mắt lúc 4 tuổi nhưng từ nhiều năm nay, vẫn điều khiển xe máy, chở vợ và bao hàng nặng hơn 50kg "vi vu" trên đường phố Sài Gòn. Anh Hậu kể: Năm anh tròn 4 tuổi, người anh trai đầu Lê Đức An (20 tuổi) đã lượm được một quả lựu đạn kíp 7 ở ngoài đường QL48 về cất vào chiếc chum lúa. Sau đó anh trai thứ 7 Lê Đức Hoàng (7 tuổi) lấy ra chơi, dùng dùi đập khiến quả lựu đạn phát nổ. Lúc đó, anh Hậu đứng trong nhà ngó ra xem bị mảnh đạn văng trúng hai mắt.
Anh Hậu và Chị Lợi kể lại sự việc.
Vụ nổ khiến anh hai anh em nhập viện với tình trạng người bê bết máu. Anh Hậu phải múc cả hai mắt do mảnh lựu đạn xé nát lòng tử. Từ đó, đối với anh bốn phương duy nhất một màu đen. Năm 10 tuổi, nghe tiếng bạn bè nô đùa chở nhau đi chơi trên xe đạp, anh khóc đòi cha mẹ cho tập đi xe. Cuối cùng sự bướng bỉnh của anh đã thành công.
Năm 1997, gia đình mua chiếc xe máy Cup 80, anh trai thứ 7 thường xuyên chở anh đi chơi. Anh Hậu quyết định tậm đi xe máy. Anh Hoàng, anh trai của anh Hậu ngồi phía sau, anh Hậu điều khiển xe. Hai tay anh Hoàng ôm hông người em trai ngồi trước và nhắc bằng mệng.
Để điều khiển chiếc xe, hai anh em sử dụng một số ám hiệu: dùng các ngón tay bấm nhẹ vào sườn, bấm nhẹ là "ổ gà", bóm mạnh 2 tay là phanh gấp, đi tiếp thì đẩy hai tay về trước, rẽ bên nào thì bấm hông bên ấy… Cứ như thế, hai anh em trở thành "cặp bài trùng".
"Người lái người, người lái xe"
Cũng bởi khả năng đặc biệt của anh Hậu, năm 2000, chị Trần Thị Lợi (SN 1974) trú xóm 3B xã Quỳnh Tam đem lòng thương yêu và đồng ý lấy Hậu làm chồng. Ngày mới về làm dâu, chị Lợi không biết đi xe máy, tính lại non gan, anh Hậu "huấn luyện" chị cả ngày lẫn đêm trong thời gian hai tháng về chiêu thức "bấm sườn".
Để kiểm chứng phương pháp "quái chiêu" này, chúng tôi đã cùng vợ chồng anh Hậu vi vu một vòng qua nhiều tuyến phố trung tâm TP Vinh. Chị Lợi ngồi sau, 2 tay luôn ôm hông chồng để "điều khiển" xe máy.
Mỗi khi gặp ổ gà hay cần tránh phương tiện đi trước, chị Lợi lại dùng các ngón tay bấm nhẹ vào sườn, miêng hô: "tránh trái" hoặc "chậm lại". Chị Lợi nhớ lại: thời gian đầu thực hành thật thuần thục tại đường làng, lúc cảm giác nhuần nhuyễn bắt đầu ra đường quốc lộ.
Chồng hướng dẫn vợ, vợ hướng dẫn chồng, anh Hậu và chị Lợi đèo nhau trên xe máy đi từ Ninh Bình, Thanh Hóa vào Sài Gòn, Bà Rịa Vũng Tàu để bán tăm, bán đũa kiếm sống qua ngày. Nhiều hôm đèo bì hàng nặng hơn 50kg, đi giữa đường phố Sài Gòn đông đúc xe người qua lại vẫn không hề hấn gì.
Tranh thủ nghỉ hè, cô con gái út theo cha đi bán tăm.
Anh Hậu kể lại, một lần anh cầm tay lái đi từ nhà xuống Thị trấn Cầu Giát, chị Lợi ngồi phía sau nhìn thấy lực lượng CSGT làm nhiệm vụ liền ra ám hiệu đổi lái. Đến nơi bị thổi còi kiểm tra giấy tờ thì anh Hậu không đưa ra được, chỉ cởi kính rồi trình bày lý do sức khỏe vợ yếu nên cầm tay lái hộ một lúc. Các đồng chí làm nhiệm vụ nghi vấn yêu cầu đi thử một vòng lúc đó mới tin, sau đó bỏ qua lỗi nhưng nhắc nhở không được cầm tay lái dễ gây tai nạn, chỉ nên "biểu diễn" nếu cần.
Khi được hỏi từ đó về sau anh có điều khiển xe máy nữa không thì anh Hậu cười, "Có chứ, sức khỏe vợ yếu đi đường xa nguy hiểm, mình tay lái vững hơn phải cầm, gặp công an ta quay lại, nếu bí đi chậm, chờ ôtô lớn chạy qua trú bên hông". Tuy nhiên trường hợp bị Công an "thổi còi" là hiếm vì lúc nào đầu hai vợ chồng cũng đội mũ bảo hiểm, anh Hậu đeo chiếc kính đen che lấp đi phần khiếm khuyết, không ai biết mà phạt.
Đề cập những vụ tai nạn trong đời làm "tài xế", anh Hậu nói rằng chỉ bị vài ba lần nhè nhẹ. Năm 2005, chở vợ từ nhà sang ngoại chơi lúc đầu hôm, đang đi bị con chó chạy ngang đường, vợ bóp hông mạnh để phanh nhưng căn bản gấp quá nên bổ sây sướt nhẹ ở tay. Lần "thót tim" nhất là vụ tránh hai xe ôtô chạy ngược chiều và bị đổ xe, may là không việc gì.