[size=2][/size]
Thức ăn của mực quỷ không phải là những động vật sống mà là những mảnh vụn từ cơ thể của các loài động vật khác. |
“Đây là phát hiện đầu tiên về loài thân mền sống dưới đại dương không đi săn con mồi còn sống. Cách thức kiếm ăn độc đáo của loài mực quỷ giúp chúng thích nghi với điều kiện môi trường có lượng oxi vô cùng thấp”, Henk Jan Hoving, tiến sĩ Khoa Học làm việc tại Viện Nghiên Cứu Hải Dương Học vịnh Monterey ở California cho biết trên LiveScience.
Loài mực quỷ thường có chiều dài khoảng 30cm, khá phổ biến nhưng tuổi thọ của chúng vẫn còn là điều bí ẩn. Cái tên mực quỷ bắt nguồn từ việc chúng có đôi mắt đỏ và có lớp màng giữa các xúc tu trông như chiếc áo choàng, đồng thời chúng rất ít khi cần hô hấp.
Loài mực này rất phát triển ở những vùng nước có lượng oxi vô cùng thấp. Chúng còn có khả năng tự phát sáng và bên cạnh việc có 8 cái xúc túc, chúng còn sở hữu 2 sợi râu dài.
Sau khi Hover kiểm tra bên trong hệ tiêu hóa của tiêu bản loài mực này ở viện bảo tàng, ông phát hiện ra rằng thay vì trong bụng chứa những con cá hay loài giáp xác bị nhai nát như những loài thân mền khác, trong bụng loài mực quỷ lại chứa những đồ linh tinh như trứng cá, một ít râu loài giáp xác, hay thậm chí là phân của ấu trùng.
Giải phẫu loài mực quỷ cho thấy những giác mút của chúng không có chức năng bám dính mà có chức năng tạo ra chất nhờn. Những thức ăn vụn vặt trôi nổi trong đại dương sẽ dính vào sợi râu có chất nhờn này, sau đó sẽ được đưa về các xúc tu để bôi chất nhờn làm chúng dính với nhau, sau đó thức ăn sẽ được đưa vào miệng.
Cách thức kiếm ăn này cùng với quá trình trao đổi chất vô cùng thấp giúp loài mực quỷ tồn tại được trong những vùng nước có lượng oxi cực thấp, cho thấy loài động vật thân mền có khả năng thích nghi vô cùng tốt với môi trường sâu dưới biển.