[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề nghiệp để mưu sinh, có một nghề kiếm sống dựa trên cái mà người khác bỏ đi, không còn giá trị nữa…đó là nghề kiếm sống ở bãi rác.
Có tận mắt chứng kiến cảnh những người lao động nghèo khổ đào bới trong đống rác, có ngửi thấy mùi hôi nồng nặc từ bãi rác mới thấy hết được nỗi vất vả, khổ cực của những con người làm nghề này.
Một lần tôi đi đến một bãi rác ở một thành phố nhỏ. Tuy thành phố nhỏ nhưng bãi rác ở đây cũng rộng và chất cao như núi. Tôi bắt gặp hình ảnh những con người lao động nghèo đang đứng trên "đồi" rác, đào bới tỉ mẫn những thứ rác thải từ nhà máy phân hủy đổ ra.
Rác ở đây không phải là rác trực tiếp thu gom đổ về mà đã qua nhà máy tái chế. Trước đó công nhân nhà máy đã đào bới và phân loại rác, cuối cùng chỉ còn lại rác không thể tái chế mới cho xe đổ ra đây.
Tuy là “thứ bỏ đi” nhưng phải qua nhiều lần tìm kiếm lục lọi của công nhân xe rác, công nhân nhà máy, cuối cùng là người lao động nghèo nơi bãi rác.
Tôi thắc mắc không biết người lao động ở đây sẽ lượm được những gì và một ngày họ thu nhập khoảng bao nhiêu?
Thấy những chiếc guốc gỗ cũng được lượm lại tôi hỏi cô bới rác “Nó bán được không cô?” Nghe cô trả lời làm tôi ngạc nhiên hết sức :“Chiếc guốc đó không bán được nhưng cô sẽ lấy cây đinh trong đó dồn lại bán sắt cháu à. Mấy cái lốp xe đạp cũng đốt ra lấy dây sắt trong đó gom góp lại, chứ có thứ gì "ngon" trong bãi rác này, công nhân nhà máy người ta lượm hết rồi.”
Nhìn cách các cô gom góp từng chút từng phế liệu tôi mới thấy hết sự nhọc nhằn và khó khăn của việc mưu sinh nơi đây.
Những người lao động ở đây hằng ngày phải đối mặt với mùi hôi thối, dịch bệnh. Những chuyện như dẫm phải mảnh thủy tinh, kim tiêm… xảy ra thường xuyên. Dù công việc cực nhọc và nguy hiểm như vậy nhưng một ngày họ chỉ kiếm được khoảng vài ba chục ngàn để có tiền mua đồ ăn cho gia đình.
- [*]————————————————————–.
Dù vậy, họ lại bịt mũi khó chịu với những bãi rác, nơi sình lầy hôi thối, nhăn mặt khi đi ngang những con sông-hồ-kênh rạch… ngập tràn rác thải. Họ than vãn về nỗi kinh hoàng của thiên tai và những tàn phá, hủy hoại khủng khiếp của nó với đời sống của họ.
Ai cũng ước vọng đất nước mình giàu đẹp, sạch sẽ, vệ sinh như những quốc gia du lịch nổi tiếng, văn minh, nhưng lại vẫn tiếp tục xả rác bừa bãi khắp nơi trên đất nước mình, thành phố thân yêu của mình một cách hồn nhiên - sự hồn nhiên độc ác.
Hà Nội ngập rác sau những dịp lễ lớn. Ảnh: Hoàng Hà
Chẳng ai muốn hậu quả, nhưng để thay đổi, cải thiện thì chẳng ai suy nghĩ quan tâm.
Nói đến đây, tôi nghĩ rằng vấn đề này cùng những tệ nạn khác như sự bát nháo hay vô cảm trong xã hội, trong giao thông, trong văn hóa giao tiếp, cách ứng xử-hành xử trong xã hội, hay cả những hành vi thiếu văn hóa như tiểu tiện, chửi thề nơi công cộng …đều có sự liên kết móc xích, ảnh hưởng xấu lẫn nhau.
Giải pháp nào cho vấn đề này? Tôi nghĩ cần giáo dục rộng khắp đến tất cả, nhắc nhở thường xuyên trách nhiệm công dân trong đó có vấn đề bảo vệ môi sinh - môi trường. Việc giáo dục này cần làm ngay từ cấp mẫu giáo.
Mặt khác cần chú tâm đến quy hoạch, chăm lo tạo điều kiện cho người dân có nơi bỏ rác đúng chỗ hợp vệ sinh, dễ thâu gom cũng như cần thiết cấp bách có những điều luật, quy định hợp lý có hệ thống và hướng dẫn cụ thể.
Song song với những chế tài, xử phạt là sự kiểm tra đều đặn, thống nhất một cách thường xuyên trong cả thời gian dài. Như vậy mới đủ để hành vi có ý thức trở thành thói quen tốt vì một môi trường sống lành mạnh cho tất cả chúng ta và các thế hệ tương lai của đất nước.
[/justify]