Teen 24h 2009-03-25 08:00:27

Nghề gái thuê :>


[size=2]Người ta chỉ có thể nghe và biết đến các dịch vụ như thuê nhà, thuê xe, thuê đất, thuê đồ cưới… nhưng chưa bao giờ nghe đến dịch vụ thuê… gái. Thế mà, dịch vụ này đang nghiễm nhiên trở thành “mốt” của những tay chơi, những tay Việt Kiều lẫn người nước ngoài lớn tuổi chuyên “săn lùng” gái đẹp.[/size]

Hình chỉ mang tính minh họa




“Gái Việt Nam đẹp và rẻ”

Bạn bắt gặp hình ảnh một cô gái trẻ tay trong tay vơi anh Việt Kiều già, ôm hôn tự nhiên trước cái nhìn ngạc nhiên của người khác. Đó là điều bình thường đối với người trong nghề, nhưng thuần phong mỹ tục của người Việt Nam lai không cho phép.

Bạn nghĩ họ đến với nhau vì tình yêu và họ đang hạnh phúc? Điều đó thật hiếm hoi. Chúng ta đang bị đánh lừa giác quan bởi các cô gái vì tiền, họ không quan tâm đến ai khác ngoài quan tâm và chăm sóc cho bản thân. Đó chỉ đơn thuần là mối quan hệ trao đổi, sòng phẳng. Người có tiền, người có tình sẽ tự tìm đến với nhau.

“Gái Việt Nam đẹp, giá lại rất rẻ”, đây là câu nói chuyền miệng của các “tay chơi”. chỉ cần vài lần ngồi cà phê hay ngồi quan bar trên đường Phạm Ngũ Lão hoặc Đề Thám là đã có ngay trong tay số điên thoại của các nàng. Đôi lúc, chính các cô sẽ tự đến tiếp thị và làm quen với các chàng đã “lọt vào” vào tầm ngắm mà các cô cho rằng có khả năng cung cấp về tài chính.






Hình chỉ mang tính minh họa




Hãy thử nghĩ xem, thay đổi điện thoại mới liên tùng tục, quần áo toàn đồ hiệu, ngồi vắt vẻo trên chiếc @, Dylan hoặc tệ nhất cũng là Attila bong loáng. Thậm chí, các nàng không phải làm bất kỳ công việc gì mà vẫn có tiền diện hàng hiệu, ăn chơi thỏa thích. Đó hoàn toàn không phải do hoàn cảnh hay số phận đưa đẩy, mà đơn giản là muốn hưởng thụ, không muốn bỏ sức lao động, không muốn bon chen trong xã hội. Vậy họ làm gì để có tiền? Họ tự nguyện làm tất cả, ma lực đồng tiền đã khiến họ tự bán rẻ con người tự bán rẻ thanh xuân.

Chúng ta, những người đứng ngoài cuộc chỉ biêt buồn và tiếc cho các cô gái có chút nhan sắc, tuổi đời còn rất trẻ kia đã sớm làm quen với cách tiêu tiền không suy nghĩ, quen với sự hưởng thụ và quen với nhưng thói hư tật xấu mà không nghĩ đên hậu quả sau này. Họ có biết đâu rằng, xã hội đang rất cần biết bao sự đóng góp sức trẻ của họ.






Hình chỉ mang tính minh họa




Những con đường mang tên Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện, Đồng Khởi, Lê Duẩn, Hai Bà Trưng… không còn xa lạ với những tay chơi Viêt Kiều hay khách nước ngoài. Mỗi lần đến Việt Nam, họ thường rỉ tai nhau địa chỉ “đóng đô” trên để tiện cho việc ăn chơi và phục vụ cho những thú vui khác. Những khu phố này có nhiều quán bar, nhà hàng, vũ trường, khách sạn phức tạp. Hoạt động kinh doanh mà ta nhìn thấy thực chất là gì? Có đơn thuần mang ý nghĩa như những bản hiệu treo lên để quảng cáo khách hàng hay nó chỉ mang tính đối phó trước sự quản lý của cơ quan nhà nước? và khách nước ngoài sang việt nam du lịch hay còn mục đích gì khác nữa?

Không nhất thiết phải lấy chồng nước ngoài

Họ tự nguyện làm tất cả, ma lực đồng tiền đã khiến họ tự bán rẻ con người, bản rẻ tuổi thanh xuân.

Mẹ N.L từ tiền giang lên TP HCM thăm con và biết được “công việc” mà N.L đang làm. Bà nhất quyết đưa cô về quê, không cho cô theo học tiếp đại học. Bà nói: “Thà để con thất học còn hơn cho nó làm mấy cái nghề ô nhục này. Gia đình tôi đều là công nhân viên chức nhà nước, cứ nghĩ rằng chịu khổ vì con, nuôi con ăn học được nhờ lúc về già, ai dè…tôi và gia đinh lo cho nó, tin nó biết bao nhiêu. Bây giờ nó lại báo hiếu bố mẹ nó như vậy đó”.

Thực chất, N.L đã nghỉ học hơn một năm nay, ngôi trường sư phạm mà cô theo học đã không còn sức hấp dẫn để giữ chân cô lại. Vốn có chút ngoại hình xinh xắn, N.L nhập nhóm bạn ăn chơi, đua đòi, bị cuốn vào vòng xoáy đồng tiền lúc nào không hay. Tiền bố mẹ gửi lên hàng thàng không đủ chu cấp cho những thói ăn chơi.



Từ ở ký túc xá, cô chuyển sang với anh “chồng hờ” người nhật 52 tuổi. Anh chồng già thuê hẳn cho cô căn nhà trên đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3, “bao” cho cô “nguyên con” Atila, điên thoại di động đời mới, cộng hàng tháng gửi tiền qua ngân hàng để cô tiêu xài và trả tiền nhà. Còn cô chỉ có mỗi nhiệm vụ làm…vợ.

Mỗi lần qua Việt Nam làm ăn anh chàng người Nhật chỉ cần “phone” một tiếng là có N.L ra tận sân bay đón, phục vụ cho những ngày sau đó. Nếu chàng về nước sớm thì được tự do sớm, nếu chàng ở lại lâu thì cố mà chiều lòng chàng, còn không sẽ bị tống ra đường và thay vào đó là một em trẻ đẹp khác. Lương anh “chồng hờ” trả cho cô một tháng là 600 usd, so với đồng lương của người lao động và lương của bố mẹ ở quê cộng lại thì gấp mấy lần, cô đã nhắm mắt bước vào con đường đó và có lẽ không thể dừng lại được nếu không có mẹ cô quyết tâm ngăn cản.

N.L tâm sự: “Bạn bè em tuy mang tiếng là sinh viên nhưng chúng nó cũng sống theo kiểu dựa dẫm, sinh viên thì lấy đâu ra tiền mua xe “xịn”, quần áo hiệu, điện thoại đẹp, đa số được thuê theo hợp đồng. Sau đó nếu cảm thấy sống hợp nhau thì hợp đồng sẽ được gia hạn thêm. Nếu họ tin tưởng thì mình cũng được đối xử tốt và không xem như người bị “thuê” đâu. Không tin ư? Cứ ra chợ Bến Thành sẽ nhìn thấy các cặp thi nhau mua sắm ngoài đó. Đa số là sinh viên đấy, họ “diễn” tình tứ y như là “vợ chồng” thật sự vậy. Hầu hết người nước ngoài đến làm ăn lâu dài ở Việt Nam và các cô gái trẻ chọn phương án này vì họ cảm thấy an toàn”.



Đầu tiên là ham vui, ham được xài tiền, diện đồ thoải mái, muốn được bằng bạn bằng bè nên chị bị lôi cuốn vào “nghề” này. T.T cũng chung kiếp “gái thuê” nhưng có kinh nghiệm vào nghề lâu hơn N.L tâm sự “chị làm công việc này đã hơn 10 năm rồi, từ năm chị 18 tuổi. Đầu tiên là ham vui, ham được xài tiền, diện đồ đẹp thoải mái, muốn được bằng bạn bằng bè nên chị bị lôi cuốn vào “nghề” này. Nhưng cái may của chị là không bị “thuê đi thuê lại” nhiều lần như những cô gái trẻ khác, mà chị gặp được một thương nhân Mã Lai đối xử với chị rất tốt, nhiều khi chị cảm thấy sống như thế này lại hay.

Một năm anh qua đây 3 lần, lần nào sang cũng mua quà cho chị, hàng tháng vẫn gửi tiền qua ngân hàng đều đặn để chị tiêu xài. Chị gom góp bằng số tiền ấy mua cho gia đình 1 miếng đất ở quận 12, rồi lo cho thằng em ăn học, lo mở cho bà chị gái một cửa hàng tạp hóa, thế là ok rồi. Cần gì phải ôm mộng lấy chồng nước ngoài, vừa phải xa gia đình, vừa phải sống ở một nơi lạ lẫm mà không biết qua bên kia có đươc đối xử tốt không nữa”.

Khi được hỏi gia đình nghĩ gì về công việc này, chị nói: “Ngày đầu gia đình biết chuyện, bị đánh dữ lắm, không khí căng thẳng kinh khủng, thậm chí bị đuổi ra khỏi nhà vì làm mất mặt gia đình. Nhưng tiền đã nhận của người ta trả lại đâu được. Thử việc tháng đầu thấy công việc quá nhẹ nhàng, lai sung sướng thế là đi theo từ đó đến giờ. Gia đình lâu dần cũng nguôi ngoai va thông cảm, lại thấy thương cho mình. Mà mình cũng biết lo cho gia đình chứ đâu có phải là người “vung tay quá trán”, tuổi trẻ bồng bột qua rồi mà.

Liệu đây có thể được xem là một nghề kiếm sống?



Có biết bao cách kiếm tiền, đặc biệt là những người có chút nhan sắc thì con đường kiếm việc chẳng mấy khó khăn với họ, nhưng cái quan trọng ho nhận thức về điều ấy như thế nào hay chỉ tư tưởng muốn được hưởng thụ mà không phải bỏ sức lao động. Có lẽ không ai trong chúng ta ủng hộ cái “nghề” này bởi nó quá trái với luân thường đạo lý.

Hãy để ấn tượng trong lòng những người đến thăm Việt Nam hình ảnh nhưng cô gái Việt Nam xinh đẹp, trẻ trung, năng động và hoạt bát.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)