[justify]Phần lớn chỉ thêu không rõ nguồn gốc[/justify]
[justify]Cửa hàng chuyên bán chỉ thêu và tranh chữ thập trên đường Hoa Sữa (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có nhiều loại chỉ thêu với gần 500 màu sắc khác nhau. Theo nhân viên bán hàng, đây là chỉ Rosace và CXC chính hãng do công ty nhập về, bán theo bộ (từ 200 - 500 màu) và tép lẻ (12 - 14 tép/hộp, mỗi tép một màu), giá từ 1.000 - 4.000đ/tép. Nhưng trên sản phẩm không có thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Nhiều nơi còn giới thiệu chỉ DMC (xuất xứ Pháp). Chủ cửa hàng Q. (Cách Mạng Tháng Tám, Q.10, TP.HCM) giải thích: “Cửa hàng chuyên nhập chỉ có mã màu chuẩn DMC nhưng không phải chỉ của hãng DMC - Pháp mà nhập từ Trung Quốc”.[/justify]
[justify]Tại cư xá Đại Quang Minh (Châu Văn Liêm, P.14, Q.5, TP.HCM) có hàng chục sạp bán chỉ thêu tranh chữ thập. Người bán cho biết, có đến hàng trăm loại chỉ nhưng cơ bản chia theo màu sắc và kích cỡ hay bộ mẫu tranh có kèm theo chỉ, kim… Giá tùy mẫu tranh và kích cỡ tranh, từ 30.000đ - 650.000đ/bộ. Giới thiệu loại chỉ trên nhãn ghi chữ DMC, nhưng chủ sạp V. nói thẳng: “3.000đ/tép làm gì có chuyện “chính hãng”, người ta làm theo code màu của DMC thôi, nhưng đều là hàng ngoại nhập, bảo đảm thêu rất đẹp”. Tại đây còn bán nhiều loại chỉ trên bao bì in toàn chữ Trung Quốc, người bán cho biết loại này rất nhiều người mua vì giá rẻ, chỉ 1.000đ/tép, lại có đủ gam màu, có cả chỉ loang (sợi chỉ có màu đoạn đậm, đoạn nhạt) và loại chỉ pha trộn nhiều màu sắc khác nhau để tạo hiệu ứng cho tranh, chỉ 3D bóng tạo tranh thêu nổi, chỉ kim tuyến… Nhiều loại bó cuộn, bán theo ký.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Tranh thêu chữ thập có chỉ màu ngộ độc?[/justify]
[justify]Vấn đề đáng lo là phần lớn các mẫu vải tranh thêu chữ thập, nguyên liệu chỉ lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng. Thế nhưng, nhiều chị em đổ xô thêu tranh. Dù có dụng cụ xỏ chỉ kèm theo, nhưng nhiều người có thói quen ngậm đầu chỉ để xỏ kim. Chị Xuân Lan (ngụ Q.5, TP.HCM) phản ảnh: con gái chị và một số người bạn có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt… sau khi thêu tranh chữ thập.[/justify]
[justify]Ông Hoàng Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TT 3) cho biết, chưa có đơn vị nhập khẩu chỉ thêu, vải thêu nào đăng ký kiểm định chất lượng tại TT 3. Phần lớn hàng được nhập theo đường tiểu ngạch. Hiện nay chưa có quy định bắt buộc nào áp dụng cho mặt hàng tranh thêu, riêng chỉ thêu thuộc nhóm vật liệu dệt phải qua kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Công thương vì có khả năng chứa phẩm màu nhuộm azo (chất thuộc danh mục cấm) và formandehyt (chất có nguy cơ gây dị ứng, ung thư đối với người tiếp xúc nhiều).[/justify]
[justify]Nhiều chị em đua nhau thêu tranh chữ thập mà không quan tâm chất lượng của nguyên liệu có an toàn hay khôngNhiều chị em đua nhau thêu tranh chữ thập mà không quan tâm chất lượng của nguyên liệu có an toàn hay không[/justify]
[justify]Nguy cơ độc hại[/justify]
[justify]TS Huỳnh Khánh Duy - giảng viên Bộ môn Kỹ thuật hữu cơ, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM cho biết, để được một sợi chỉ thêu hoàn chỉnh, sợi sau khi được se từ xơ phải trải qua các quá trình: tiền xử lý (nấu, tẩy), nhuộm màu. Mỗi quy trình đều sử dụng chất hóa học. “Giai đoạn xử lý giúp sợi dễ ngấm thuốc nhuộm. Các chất tiền xử lý được sử dụng tùy thuộc vào nguồn gốc của mỗi loại sợi. Thí dụ, với loại sợi được làm từ xơ cotton, sau giai đoạn rũ hồ bằng men vi sinh là giai đoạn nấu với dung dịch xút (NaOH). Nếu xút không được giặt sạch, vẫn còn tồn trên sợi thì tùy theo hàm lượng tồn dư mà chất này có thể gây các tác dụng khác nhau như: kích ứng da, khô da, phỏng, hoại tử, tiêu chảy (nếu nhiễm vào đường tiêu hóa). Chưa kể, sợi còn qua chất tẩy trắng hydrogen peroxide. Đây là chất oxy hóa và có tính ăn mòn khá mạnh, có thể ăn mòn da và mô khi ở nồng độ lớn”, TS Duy phân tích.[/justify]
[justify]Nghiêm trọng hơn, một số quy trình cũ, lạc hậu có thể sử dụng chlorine hoặc dung dịch hypochlorite làm chất tẩy cho sợi. Nếu sử dụng quy trình này, sản phẩm sẽ tồn lưu các chất độc hại. Dù có thể tồn đọng trên chỉ thêu với hàm lượng rất nhỏ nhưng những hợp chất hữu cơ chứa chlor độc hại này vẫn có thể gây ra những nguy cơ cho sức khỏe như rối loạn nội tiết, rối loạn quá trình phát triển ở trẻ em, rối loạn giới tính, hiếm muộn, vô sinh, dị dạng, quái thai.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Nghiện thêu dễ ngộ độc?[/justify]
[justify]Dù được kiểm soát ở rất nhiều nước trên thế giới nhưng việc sử dụng các thuốc nhuộm azo khá phổ biến do các màu azo này rẻ, dễ điều chế, dễ nhuộm và tạo chỉ có màu tươi, đẹp. Trong khi đó, thuốc nhuộm azo có khả năng sinh ra các hợp chất amine độc hại. “Chỉ thêu càng rẻ thì khả năng được nhuộm với màu azo càng cao, theo đó, nguy cơ với sức khỏe người sử dụng và người gia công sản phẩm thêu càng lớn”, TS Duy nhận định.[/justify]
[justify]Cũng theo TS Duy, ở giai đoạn hoàn tất, để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nhà sản xuất còn có thể dùng hồ silicon để tạo cảm giác mềm mại, trơn láng cho sản phẩm; dùng chất chống cháy, chất kháng khuẩn… Những chất này tùy vào hàm lượng, thành phần sẽ gây các tác dụng khác nhau đối với sức khỏe: gây dị ứng, kích ứng niêm mạc, rối loạn hormone, rối loạn chuyển hóa, ung thư.[/justify]