Bóng đá 2008-10-19 11:25:11

Ngôi sao đằng sau bản hợp đồng kỷ lục


[justify]Viettel “nắn gân” Thể Công, Thể Công “siết” lại Công Vinh và T&T Hà Nội hưởng lợi. Chuỗi sự kiện đem đến cú lật kèo lịch sử thực ra chỉ là hiện tượng phản ánh thực trạng của BĐVN. Đồng tiền bao giờ cũng có mắt!

Cú lật kèo Thể Công ở phút 89 mà Công Vinh vừa thực hiện không nằm trong tính toán của cầu thủ này. Sự đổ vỡ bắt nguồn từ Thể Công và giá trị của Công Vinh đã vô tình bị hạ thấp nếu nhìn vào cái “tầm” của T&T Hà Nội - đội bóng mà anh vừa cập bến.

Thể Công: Củi 3 năm không thể thiêu một giờ[/justify]
[justify]
Thể Công định làm “đại gia” theo cách ngắn nhất: Móc ví lấy sao. Không ai cấm Thể Công lũng đoạn thị trường chuyển nhượng (chiếm thế thượng phong trong các cuộc săn đuổi Xuân Hợp, Thành Lương, Minh Đức và Công Vinh) khi mà rất nhiều giá trị ở V.League đã được quy đổi thành tiền trong khi “bầu sữa” từ Viettel cấp cho Thể Công rất nhiều tiền. [/justify]
[justify]
Con đường bỏ tiền sắm vai đại gia của Thể Công sẽ bằng phẳng nếu đội bóng này không có ý định cho mượn hoặc bán rẻ gần hết lứa cầu thủ từng tốn cả vài chục tỷ “du học”. [/justify]
[justify]
Với Viettel, đó là một sự lãng phí cực lớn, không thể chấp nhận. Vì lẽ đó, các vụ chuyển nhượng được siết lại và con số 8 tỷ mà Thể Công bỏ ra để chiêu mộ Công Vinh được xem là quá lớn so với giá trị của cầu thủ này, đó là chưa kể đến chuyện những rủi ro có thể đến với Công Vinh trong những lần anh lên Tuyển, hoặc không thích nghi được “văn hóa” Thể Công. Và một khuyến cáo đã được đưa ra: Thể Công phải tính đến phương án khai thác cầu thủ trẻ, nếu không muốn “bầu sữa” bị siết lại. [/justify]
[justify]
Công Vinh cởi chiếc áo Sông Lam ra nhưng không về bến Thể Công mà lại khoác vào chiếc áo T&T với giá trị đồng tiền lớn nhưng rủi ro cao. Ảnh: NHẬT NAM
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Như một phản ứng dây chuyền, Thể Công buộc phải siết lại hợp đồng với Công Vinh dù trước đó, họ đáp ứng mọi yêu cầu của cầu thủ này. Công Vinh phải trả phí bồi hoàn đào tạo cho Sông Lam, không được lĩnh lương mỗi khi lên Tuyển hoặc chấn thương… Từ vị thế của một người được đối đãi như “vua con” trước đó, Công Vinh đã lập tức ngoảnh mặt và ký ngay vào bản hợp đồng mà T&T Hà Nội chìa ra.

Ngôi sao đằng sau bản hợp đồng kỷ lục[/justify]
[justify]
Công Vinh về T&T Hà Nội với chế độ đãi ngộ không khác Thể Công ở bản hợp đồng tắt. “Lót tay” 8 tỷ, lương 45 triệu đồng/tháng - một kỷ lục vô tiền khoáng hậu của BĐVN. [/justify]
[justify]
Trước khi đặt bút ký tắt với Thể Công, Công Vinh từng được XM.Hải Phòng trả 8 tỷ, T&T Hà Nội 8 tỷ, XM.V.Ninh Bình thấp hơn nhưng cũng là 6 tỷ song Vinh đều lắc đầu. Anh từng thổ lộ rằng, tiền không phải là vấn đề, cái chính là môi trường ở một đội bóng tham vọng như Thể Công mới đủ để anh “thỏa chí vẫy vùng”. [/justify]
[justify]
T&T Hà Nôi, xét mọi mặt đều không bằng Thể Công. Vậy thì cái gật đầu ngay tắp lự của Công Vinh khi hai bản hợp đồng của Thể Công và T&T Hà Nội là một trời một vực, có thể hiểu theo cách nào?[/justify]
[justify]
Ở đây cần phải nhìn nhận một cách thực tế rằng, ở tất cả các cuộc chuyển nhượng đã diễn ra, dấu ấn của đồng tiền là cực lớn. Các cầu thủ có quyền được nhận những giá trị vật chất tương xứng với giá trị của đôi chân. Và có lẽ, Công Vinh cú lật kèo của Công Vinh đã diễn ra theo cách này hơn là những mỹ từ khác. Nói thế bởi T&T Hà Nội dù có đầu tư đến mấy, thì mục tiêu của họ mùa tới không khác ngoài chuyện trụ hạng. Với tư cách là một tiền đạo hàng đầu Việt Nam thì về T&T Hà Nội đã là một bước lùi cực lớn trong sự nghiệp của Công Vinh.[/justify]
[justify]
Hiệu ứng domino bắt đầu từ Viettel “nắn gân” Thể Công dẫn đến cú lật kèo lịch sử tóm lại là hiện tượng phản ánh thực trạng của BĐVN.
[/justify]
[justify] [/justify]
“Bầu sữa” Viettel

[justify]
Viettel kể từ khi trở thành đối tác theo kiểu “đồng chí” với Thể Công, chưa khi nào dè dặt chuyện vung tiền, miễn sao đồng tiền ấy được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Hai năm trước, bất chấp bao lời can gián, Viettel vẫn chiều Thể Công cho lứa U.19 đi tu nghiệp dài ngày bên trời Tây với kinh phí tới vài chục tỷ đồng. [/justify]

Ngay cả khi Thể Công cầm cả đống tiền lao vào thị trường chuyển nhượng, Viettel vẫn không có phản ứng. Họ chấp nhập phương án dùng tiền để biến Thể Công thành “đại gia” thực thụ.

Vụ Công Vinh thì tất cả như giọt nước tràn ly khi Viettel thấy đã đến lúc cần phải “siết” để tiền không vung vãi vô lối.
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Phía sau chữ ký của Công Vinh

[justify]
+ Khuyến mại thêm ô tô và nhà cho người “lật kèo”[/justify]
[justify]
Biết rõ Công Vinh đã ký giao kèo với Thể Công, nhưng T&T Hà Nội vẫn bám sát cầu thủ này. Suốt thời gian lên Tuyển, không ngày nào T&T Hà Nội không liên lạc với cầu thủ này. Buổi trưa ngày 17/10, ngay khi hay tin Thể Công “xiết” Công Vinh, T&T Hà Nội lập tức ngả bài. Ngoài bản hợp đồng với các chế độ đãi ngộ y chang Thể Công, T&T còn bồi thêm một cú quyết định, sẵn sàng thưởng cho Công Vinh một căn hộ hạng sang tại Hà Nội và một xe hơi đắt tiền. Cú ra đòn này của T&T Hà Nội đã “knock-out” mọi đối thủ và Công Vinh đã là người của tân binh V.League này.[/justify]

[justify]Công Vinh xô đổ mọi kỷ lục của bóng đá Việt Nam và đấy cũng là gánh nặng cho Vinh trong mùa bóng tới. [/justify]
[justify]

+ Bản hợp đồng xô đổ mọi kỷ lục[/justify]
[justify]
Về T&T Hà Nội với giá 8 tỷ đồng, Công Vinh đã xô đổ mọi kỷ lục chuyển nhượng trước đó của BĐVN. Trước Công Vinh, Như Thành ở lại Bình Dương 5 năm với 4,5 tỷ đồng, Hữu Thắng về XM.V.Ninh Bình với 3 tỷ đồng, Dương Hồng Sơn về T&T Hà Nội với 1,8 tỷ đồng. [/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)