[size=medium]Chuck Rossi có thâm niên 15 năm trong vai trò kỹ sư RE (release engineer, tạm gọi là kỹ sư phát hành). Đây là người có nhiệm vụ tập hợp mọi dòng mã (code) mà đội ngũ kỹ thuật viên trong một công ty viết ra và đảm bảo chúng hợp nhất thành một khối. Rossi từng làm việc tương tự tại VMWare, Google trước khi tới Facebook. Ông chịu trách nhiệm rà soát mã để tìm lỗi, trao đổi với mọi người về công việc của họ và quyết định những tính năng mới nào đã sẵn sàng để đưa vào bản nâng cấp của một sản phẩm.[/size]
[size=medium]
Chuck Rossi. |
[/size]
[size=medium]"Đây không phải công việc hấp dẫn nhất hành tinh, nhưng tôi nhận ra nếu bạn giỏi việc này, bạn có thể tới bất cứ công ty phần mềm nào trên thế giới và lập tức được chào đón: Khi nào anh có thể bắt đầu làm việc?", Rossi chia sẻ trên báo Business Week.[/size]
[size=medium]Ông có hẳn một quầy rượu bên trái bàn làm việc - một quầy bar thực thụ với rượu Scotch Whisky, tequila và bất cứ loại nào bạn muốn. Các chai rượu ấy là đồ "đút lót" của những kỹ sư muốn thuyết phục Rossi đưa các thay đổi của họ vào trong hệ thống Push.[/size]
[size=medium]Facebook còn một hệ thống khác là Push Kharma, tích hợp trên tài khoản cá nhân của các lập trình viên. Rossi có thể kiểm tra tên của từng người và xem họ đã trình lên đoạn code gì. "Mọi tài khoản kỹ sư ban đầu đều có 4 sao gắn cạnh tên của họ. Nếu có vấn đề gì, họ sẽ bị trừ đi nửa sao. Hệ thống được trang bị biểu tượng ngón tay cái trỏ xuống, có nghĩa dislike (không thích), ngược với biểu tượng ngón tay cái giơ lên có nghĩa là like (thích). "Đây là tính năng rất nhiều người dùng muốn trên tài khoản của họ. Nhưng tôi là người duy nhất trên trái đất này có một nút dislike như thế trên Facebook", Rossi cho hay.[/size]
[size=medium]
Rất nhiều người muốn Facebook bổ sung nút dislike nhưng mạng xã hội này khẳng định họ sẽ không bao giờ đưa vào. |
[/size]