[size=2]- Không gia đình, không họ hàng thân thích bên cạnh, lại mang trên mình đôi chân tật nguyền, cụ bà 80 tuổi Hứa Thị Láng đang phải vật lộn với cuộc sống trong những ngày cuối đời.[/size]
| ||||
[justify]Cụ Hứa Thị Láng sống tại Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Bà cụ sống neo đơn trong cảnh tàn phế. Sau nhiều lần gọi cửa, phải đến gần 5 phút, bà mới "bò" một cách khó nhọc từ dưới bếp lên đón khách.[/justify] [justify]Tuổi xuân qua nhanh trong chiến tranh loạn lạc[/justify] [justify]Qua trò chuyện chúng tôi được biết, gia đình cụ Láng là người Việt gốc Hoa, ông nội và ông ngoại đều là người Hoa đến sinh sống, lập nghiệp tại Việt Nam. Ba mất sớm từ khi bà lên 2, một mình má của bà tần tảo nuôi 3 người con giữa thời binh biến loạn lạc. Khi bà lên 20 thì người má cũng qua đời, người thân quay đi quay lại chỉ có 3 anh em.[/justify] [justify]Ngày đó, bà phụ gia đình bằng gánh hàng trái cây ở Bến tàu, Cửa kho 5, Q4. Theo tiếng gọi của tổ quốc, bà tham gia cách mạng. Là một cây văn nghệ có hạng, tiếng ca, lời hát của bà hòa nhịp cùng bộ đội đã tiếp sức cho biết bao thế hệ ở tiền tuyến. Khiếu văn nghệ, khả năng hài hước bẩm sinh đã giúp bà tham gia hoạt động phụ nữ, ban ca xướng, làm huynh trưởng thiếu nhi,…[/justify] [justify]Những ngày tháng gắn bó với gánh hàng rong trước kia bỗng trở nên có ích. Do thạo đường thành phố Sài Gòn bà được cấp trên phân công hoạt động bí mật, làm nhiệm vụ giao liên và rải truyền đơn. Đôi mắt nhìn xa xăm cụ nhớ lại, ngày đó tôi cũng có chút nhan sắc nên có nhiều người tìm hiểu và ngỏ lời yêu thương, nhưng nghĩ đến cảnh đất nước chưa yên bình thì hạnh phúc gia đình sao có thể trọn vẹn nên đành chối từ.[/justify] Đôi chân bị liệt muốn di chuyển được cụ phải bò bằng cả hai tay. [justify]Đất nước hòa bình, bà trở về sống cùng gia đình, nơi đất thép Củ Chi. Người anh trai của bà đã mất trong chiến tranh. Chị gái đi lấy chồng xa. Mình bà Láng bươn chải với cuộc sống đời thường hàng ngày bằng mảnh vườn nhỏ, mò cua, bắt cá, nuôi gà. Thời gian chẳng chờ một ai, khi nhìn lại bà đã trong cảnh quá lứa lỡ thì, tuổi già cũng mau chóng ập đến. 50 năm trôi qua, người thanh niên năng động ngày nào đã là một bà lão "thất thập cổ lai hy".[/justify] [justify]Cảnh khốn cùng của thân già cô quạnh[/justify] [justify]Mảnh đất vườn cha mẹ để lại cụ đành dứt ruột bán đi mất 2/3 để có tiền xây căn nhà làm chỗ hương hỏa cho ba mẹ. Vài triệu đồng còn lại cụ để dành tính lo cho tuổi già nhưng những khi ốm đau khoản tiền ấy cũng đã hết. Bữa cơm hàng ngày của cụ đa phần là cơm trắng chan nước mắm, thi thoảng có được miếng thịt, tô canh, do hàng xóm thương tình mang cho.[/justify] [justify]Không chồng con, không họ hàng thân thiết, nửa thế kỷ trôi qua, cụ đã phải sống trong cảnh lầm lũi một mình. Những lúc ốm lúc đau cụ chỉ còn biết co quắp một mình trên giường trong cảnh không thuốc thang, không người chăm sóc. Ngay cả đến chén cháo trắng cụ cũng phải ráng sức vực dậy để tự lo cho mình.[/justify] [justify]Hai năm trước, tai nạn bất ngờ ập đến, khi cụ đang cho gà ăn thì bị trượt chân ngã xuống bậc thềm. Cú ngã quá mạnh khiến cụ không thể lết được vào nhà, may nhờ có mấy người hàng xóm đã đưa cụ đến bệnh viện. Tại đây các bác sỹ cho biết: "Cụ đã bị sụt xương chậu, cần phải phẫu thuật gấp. Chi phí cho ca phẫu thuật tốn khoảng 40 triệu đồng và phải nằm viện 2 tháng để chữa trị".[/justify] [justify]Thân già cô quạnh, để lo được đủ ăn qua ngày với cụ đã rất chật vật, nay phải tốn đến 40 triệu chữa trị thì lấy đâu ra. Hơn thế nữa, thời gian nằm viện 2 tháng "biết có ai chăm sóc, cơm nước ai lo cho?". Cụ Láng đành phải xin về "nằm chờ chết" với đôi chân bị liệt.[/justify] [justify]Cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn vất vả, thân già cô quạnh, chị gái đã già yếu (90 tuổi) lại không có bà con họ hàng ở gần. Mọi sinh hoạt hàng ngày đều do một tay cụ tự làm. Căn nhà nhỏ gọn gàng ngăn nắp được đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi công sức và nghị lực phi thường của bà cụ tật nguyền. Niềm vui tuổi già của cụ là nghe đài và đọc những tờ báo mượn được của hàng xóm.[/justify] [justify]Trò chuyện với chúng tôi, cụ ngậm ngùi cho biết: "Sống trong cái cảnh bại liệt như thế này khổ lắm! Còn đôi chân mà lúc di chuyển cứ phải bò, phải lết… Nhiều lúc tôi thèm được chết nhưng chết không được vì chưa tới số, không lẽ đi tự tử".[/justify] [justify]Nhưng bên cạnh đó vẫn là nỗi lo lắng của cụ: "Tôi sợ đến phút cuối khi mình nhắm mắt xuôi tay cũng chẳng ai biết. Mong ước cuối cùng của tôi là đến khi chết mình sẽ có được một cái hòm, dù chỉ bằng gỗ thường thôi cũng được".[/justify] |