[justify] [/justify]
[justify]Doanh nhân Ngô Hùng Lâm – một người con gốc Việt bắt đầu với hai bàn tay trắng, bằng sự nỗ lực vượt bậc của bản thân đã gặt hái được nhiều thành công trên đất nước Mặt trời mọc. Ông hiện đang sở hữu hai siêu thị cây cảnh, hoa và đồ làm vườn ở tỉnh Chiba (Nhật Bản), với diện tích trung bình mỗi siêu thị hơn 5.000m2. Ông Lâm đã từng xuất hiện trên báo Lao Động về gương người Việt thành công trên đất Nhật.[/justify]
Ông Ngô Hùng Lâm (giữa) đang giới thiệu cho khách Nhật về siêu thị hoa và cây cảnh của mình |
[justify]Đã 36 năm định cư bên Nhật, ông Lâm cho biết hiện tượng ăn cắp vặt của người Việt mới xuất hiện thời gian gần đây. Ông rất buồn khi nhìn thấy những tấm biển cảnh cáo chỉ dành cho người Việt xuất hiện bên Nhật. Tuy nhiên, theo ông biết, mới có 3 vùng: Gunma, Saitama, Osaka, nơi tập trung đông người Việt là có những thông tin không tốt đẹp như trên.[/justify]
[justify]Ông cho biết: “Thời gian gần đây người việt mình sống không có giấy tờ nhiều quá. Việc này cũng do môi giới và nghiệp đoàn thiếu sự chỉ dạy cho các em khi sang Nhật. Vả lại, các công ty cá nhân bên Nhật đa phần không giữ đúng hợp đồng, khi ít việc hoặc phá sản thì đuổi các cháu về nước, không chịu giúp đỡ, chuyển các cháu sang công ty khác.[/justify]
[justify]Các cháu phần đông đều phải vay nợ để sang đây, có nhà phải thế chấp cả căn nhà đất đai để mượn tiền ngân hàng cho con đi. Thử hỏi nếu bị đưa về có phải tội cho gia đình không? Sẽ mất hết nếu chưa trả nợ, cho nên các cháu vì cứu cha mẹ nên bắt buộc phải bỏ trốn để tìm việc khác”.[/justify]
[justify]Với du học sinh cũng vậy, mục đích chủ yếu không phải sang học tiếng Nhật mà đa phần là sang kiếm việc làm. “Nói đúng ra, gia đình khá giả thì mới cho con đi du học nước ngoài. Còn ở đây, đa số các gia đình nghèo bị môi giới vẽ ra các viễn tưởng để cha mẹ các cháu thấy hay mới trút hết tài sản, thậm chí vay mượn cho con đi mà không nghĩ hậu quả sau này. Cái sai lầm nữa của các cháu khi sang đây là chưa học qua tính cách của người Nhật, cho nên dù tiếng Nhật có hiểu biết đến mấy cũng sẽ gặp khó khăn khi hai con người không hiểu nhau”, ông Lâm nói.[/justify]
[justify]Theo ông, nguyên nhân chính của tình trạng ăn cắp vặt nổi cộm trong thời gian gần đây là do vấn đề việc làm khó khăn, túng quẫn nên “làm liều”, cùng với sự cám dỗ từ các hội nhóm, nhà buôn.[/justify]
[justify]“Đây cũng không khác nào bị môi giới lôi kéo. Trong lúc túng có người xúi giục thì làm theo. Ví dụ như tôi muốn gửi đồ về Việt Nam bán kiếm tiền nhưng mua lại của nhà buôn thì đắt quá, nếu ai đó ăn cắp bán lại thì có lãi hơn. Cũng do bản tính một phần nữa, có một đồng lại muốn hai đồng. Do ảnh hưởng từ xung quanh cũng có, 1 thằng ăn cắp 2 thằng canh, rồi 2 thằng ăn cắp 4 thằng canh, cứ như thế nó thành phong trào luôn. Hiện nay tại trường học ở tỉnh Narita là như thế, 1 thằng lấy được 2 thằng xuất hiện”, ông Lâm phân tích.[/justify]
[justify]“Người Nhật cũng có ăn cắp nhiều, đây là bản tính của người đó rồi. Chính tiệm tôi cũng bắt đi bắt lại nhiều lần một người mà”, ông nói thêm.[/justify]
[justify]Dù biết rằng giúp đỡ những người “túng quẫn làm liều” sẽ ảnh hưởng phần nào đến uy tín của ông nhưng vì tình đồng hương, tiếng tăm dân tộc, ông Lâm vẫn đang thầm lặng cưu mang, giúp đỡ những người Việt khó khăn.[/justify]
[justify]Ông chia sẻ: “Riêng tôi buồn thì buồn thật, nhưng cứ ngồi đó mà than thở thì bao giờ mới có cái đẹp người Việt mình dưới ánh mắt của người Nhật được. Cho nên tôi cũng cưu mang nhiều cháu gặp khó khăn. Ví dụ như: việc làm không có, giấy tờ hết hạn, tiền nợ chưa trả xong, tôi cho làm thêm khi hết nợ thì về nước.[/justify]
[justify]Nếu cứ để các cháu long nhong như vậy thì không hay cho tiếng tăm Việt Nam mình. Có cháu vì muốn có thời hạn ở Nhật lâu để làm trả nợ cho cha mẹ nên đành chấp nhận kết hôn với người mà mình không có tình yêu, tình huống này tôi cũng giúp đỡ có việc làm. Nói chung nhiều hoàn cảnh lắm, mỗi ngày các cháu gặp khó khăn lên đến hàng trăm trong facebook của tôi”.[/justify]
[justify]Nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do những gia đình nghèo ở nông thôn bị cám dỗ từ những lời ngon ngọt về viễn cảnh đẹp khi sang Nhật nên đã thế chấp, vay mượn đầu tư cho con em. Các cháu vì thương bố mẹ nợ nần nên mới phải lao thân vào tội lỗi.[/justify]
[justify]Ông Lâm gửi lời nhắn nhủ: “Tôi có đôi lời nhắn nhủ với các bậc anh chị, chú bác, thầy cô của các cháu nên khuyên các cháu nếu có ra đi nên chuẩn bị cho mình đầy đủ rồi hãy đi. Từ kinh tế trong 8 tháng đầu bởi khoảng thời gian này chưa thể tìm được công việc ổn định ngay, và ngôn ngữ, sự quen biết nếu có. Còn về chi phí thì mỗi tháng chi tiêu nhà ở khoảng 6 vạn yên một tháng, nhân lên 8 lần là khoảng 48 vạn yên (48 man) cần đem theo, còn làm thêm bên này 1 giờ 750 yên Nhật”.[/justify]