Có ai trong các bạn thắc mắc về nguồn gốc của mì ăn liền chưa?
Theo Wikipedia:
Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay, và nó giữ tên đó ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền do các loại canh khách nhau ở châu Á, như là phở và bún. Andō Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là “cha đẻ” của mì ăn liền.
Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền …
Với giá khá rẻ, chế biến nhanh và đơn giản, mì ăn liền là một loại thức ăn phổ biến tại Việt Nam.
Như vậy mì ăn liền được cho là xuất xứ từ Nhật Bản, và cha đẻ của nó là:
Cha đẻ mì ăn liền
Người sáng chế ra món ăn vô cùng tiện lợi mì ăn liền chính là ông Momofuku Ando còn được gọi là “Vua mỳ ăn liền” hoặc “Cha đẻ của mỳ ăn liền” (Noodles papa). Ông đã từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do Tạp chí Time Asia bình chọn. Phát minh số một của người Nhật
Mỳ ăn liền (instant noodle) được người Nhật coi là biểu tượng về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Trong một cuộc thăm dò, người dân Nhật Bản còn xếp phát minh này lên ngôi số Một, trên cả các phát minh lừng danh như karaoke, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi Nintendo của người Nhật.
Quá trình sáng chế mỳ ăn liền trải qua rất nhiều công đoạn và để trở nên phổ biến như hiện nay nó đã trải qua rất nhiều giai đoạn, bởi rất nhiều chuyên gia, nhà dinh dưỡng trên thế giới.
Mỳ ăn liền ở Việt Nam
Từ đầu thập niên 70 thế kỷ XX, các nhà tư sản người Hoa ở Sài Gòn bắt đầu sản xuất mì ăn liền theo công nghệ của Nissin.
Sau ngày thống nhất đất nước, dịp Quốc khánh năm 1975 công nhân viên chức cơ quan, xí nghiệp ở Trung ương và Hà Nội đều được phân phối mỗi người hai gói mỳ Hai tôm chở từ Sài Gòn ra.
Mì ăn liền
Còn nhớ, khi mở cái túi ni-lông xinh xinh thơm phức in hình hai con tôm mập ú đỏ au, ai nấy mừng rơn, coi như một đặc sản. Quả thế, ăn thấy ngon tuyệt. Cho tới giờ dù đã ăn biết bao loại mỳ rồi nhưng nhiều người vẫn thấy đều không ngon bằng mỳ Hai tôm.
Phải chăng đó chỉ là cảm giác sai lầm, vì năm 1975 có gì ngon mà ăn đâu ? Nếu đó là cảm giác đúng, thì có lẽ các cơ quan hữu trách nên giám định lại chất lượng các loại mỳ ăn liền sản xuất ở ta hiện nay.
Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, năm 2005 tổng sản lượng các loại mì, cháo, phở ăn liền do khoảng 40 công ty (kể cả liên doanh nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam lên đến 2,5 tỉ gói! Mỳ ăn liền nước ta còn được xuất khẩu đi nhiều nơi.
Một số doanh nhân người Việt ở Nga và Đông Âu đã giàu lên nhanh chóng trở thành triệu phú đô-la nhờ kịp thời tổ chức sản xuất mỳ ăn liền khi các nước này chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Công lao của ông Momofuku Ando như thế thật to lớn và ông thực sự là một doanh nhân có tầm nhìn xa và đáng khâm phục.
P/s: Các cty sản xuất mì gói ở việt nam hiện nay mình được biết gồm: Vina Acecook, AsianFood, Vifon, Masan, VietHung, Thiên Hương, Thái Minh….
Để có tô mì ngon, xem thêm cách chế biến mì tại đây nhé.
(Quảng cáo mì gấu đỏ)