Chuyện lạ 2012-01-24 16:14:04

Nhà tù ở Việt Nam - xem là ớn ăn liền


[size=4]lời nói đầu: nếu như bài những nhà tù gây sửng sốt của huong.lvd đăng cùng ngày miêu tả sự sung sướng của tù nhân trên thế giới thời nay thì mời các bạn cùng xem cha ông ta sống như thế nào trong nhà tù thời xưa nhé[/size] 3blingeye3


Tôi được ông Bảng dẫn đi thăm từ đầu đến cuối của bảo tàng, thật sự phải tận mắt chứng kiến những di vật chiến tranh này mới thấy ớn lạnh về tội ác của giặc Mĩ và sự dũng cảm phi thường của những người lính bị cầm tù nơi “địa ngục trần gian”.

Từ ký ức kinh hoàng

Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày nằm ở một góc nhỏ của thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Tiếp tôi ngay bên khoảnh sân của bảo tàng, ông Lâm Văn Bảng từ từ kể lại ký ức kinh hoàng của những ngày tháng bị cầm tù ở nhà tù Phú Quốc mà đến tận bây giờ vẫn theo ông ám ảnh mãi khôn nguôi.
Sinh ra và lớn lên ở Mỹ Lâm, Phú Xuyên, Hà Nội, năm 1964 ông bảng lên đường vào nam nhập ngũ. Lúc đầu ông ở tại C16, tiểu đoàn 1, sư 9 đông nam bộ. Cùng với đồng đội ông Bảng đã anh dũng chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, giành lại sự tự do cho dân tộc.
Năm 1968, sau khi quân ta mở chiến dịch đánh đợt 1 thành công, tiếp tục mở chiến dịch đánh đợt 2, không may trong lần tiến công này ông Bảng bị thương nặng ở chân, tay và bị địch bắt giam vào Khám Chí Hòa rồi đưa tới nhà giam Phú Quốc.





Những kí ức kinh hoàng ở nhà tù Phú Quốc vẫn không ngừng ám ảnh những cựu tù may mắn sống sót trở về


Kể từ khi bị tù ải ở Phú Quốc cũng là lúc bắt đầu những ngày tháng ông Bảng cùng những đồng đội phải trải qua những ngày tháng bị tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần vô cùng rùng rợn.
Bất giác đưa tay sờ vào vết thương còn in hằn ở chân ông Bảng kể “đến tận giờ phút này, những hình ảnh đau thương ấy vẫn như còn hiện hữu ngay trước mắt, những tiếng kêu rên thảm thiết của anh em “ôi mẹ ơi, ôi cha ơi” vì vết thương hành hạ vẫn vang vọng trong tâm trí tôi.
Nhiều người bị địch đánh đến liệt toàn thân, chỉ còn biết nằm một chỗ, chuột kéo đến gặm nhấm, ăn thịt thân thể, hôm nay ăn mất cái tay, ngày mai ăn mất cái chân, đến bao giờ không còn nghe thấy tiếng kêu rên cũng có nghĩa là thân xác đã bị cắn nát.
Rồi hàng ngày đi điểm danh, mỗi lần tới lượt ai đó những tên giám thị, cai ngục dùng gậy “biệt ly”, vồ “sầu đời” gõ chan chát vào đầu, vết sưng rỉ máu chưa kịp lành, hôm sau lại nhận thêm một nhát chí mạng từ những chiếc gậy vô tình.
Ông Bảng còn nhớ như in, khi bị giam ở trại giam Phú Quốc, nơi ông bị địch cầm tù cạnh một khu biệt giam rộng 27m2 nhét tới 180 chiến sĩ cách mạng, các anh em phải thi nhau kẻ đứng người ngồi vì không đủ chỗ, nhiều người bị địch tra tấn dã man và chết ngay trong khu biệt giam đó.

Đó là còn chưa kể tới những cực hình nhốt chuồng cọp, nhổ răng, đóng đinh vào đầu…Đau đớn là thế nhưng các ông Bảng cùng đồng đội chưa bao giờ tỏ ra sợ hãi và khuất phục trước đòn roi của kẻ thù.”
Ông Bảng tâm sự “vào tù không có nghĩa là ngừng đấu tranh, chúng tôi chống lại kẻ địch ngay tại nơi bị giam cầm, có hôm anh em hò nhau đập những tấm cửa tôn ở phòng giam để gây náo loạn, buộc địch phải huy động quân lính, xe tăng, máy bay đến trấn áp, để thu hút lực lượng giúp anh em bên ngoài thừa cơ tiến công.”

Đến lập bảo tàng tái hiện “địa ngục trần gian”

Năm 1973, qua đợt trao trả tù binh theo hiệp đinh Paris ông Lâm Văn Bảng cùng những người sống sót được thả tự do khỏi nhà tù Phú Quốc, trở về quê hương quả là điều đáng mừng, nhưng dư chấn của “địa ngục trần gian” vẫn không ngừng hành hạ ông. Những vết đòn roi tra tấn của kẻ thù mỗi lúc trở gió lại cuộn lên dữ dội. Rồi hình ảnh của đồng đội, đồng chí đau đớn trong góc tối ẩm ướt, bẩn thỉu của nhà lao cứ trở đi trở lại trong tâm trí ông như một niềm ám ảnh.





ông Lâm Văn Bảng một cựu từ Phú Quốc, người lập ra bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày


Sau khi tự do, ông Lâm Văn Bảng được bổ nhiệm chức vụ phó ban liên lạc cựu tù Phú Quốc, một lần trên đường đến cơ quan, ông nhìn thầy xác quả bom tấn do lính Mĩ ném xuống đang nằm bên lề đường, bất chợt một ý nghĩa lóe lên trong đầu “tại sao không lưu lại những kỷ vật chiến tranh để ghi lại một thời bi tráng của những chiến cách mạng đã anh dũng ngã xuống vì đất nước”.
Từ đây, ông Bảng đã dành toàn bộ ngôi nhà 2 tầng và khu đất hơn 2.000m2 ở thôn Nam Quất, xã Nam Triệu, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, để làm khu trưng bày với cái tên giản dị ban đầu là “Phòng truyền thống chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày”. Năm 1985, khi hệ thống cơ sở vật chất được hoàn thành, khu trưng bày của bảo tàng chính thức được khai trương để đón du khách.
Đến năm 2007, tỉnh Hà Tây (cũ) đã có quyết định công nhận “Phòng truyền thống” của Thương binh Lâm Văn Bảng là “Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày”. Đây là lần đầu tiên một bảo tàng tư nhân ở Việt Nam thành lập và được công nhận
Tôi được ông Bảng dẫn đi thăm từ đầu đến cuối của bảo tàng, thật sự phải tận mắt chứng kiến những di vật chiến tranh này mới thấy ớn lạnh về tội ác của giặc Mĩ và sự dũng cảm phi thường của những người lính bị cầm tù nơi “địa ngục trần gian”.
Tuy nhiên, để có được một bảo tàng như bây giờ không hề dễ dàng chút nào, tất cả tiền xây dựng bảo tàng đều do ông Bảng và những người bạn của mình tự bỏ tiền ra, khách đến thăm quan cũng hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt ông Bảng và đồng đội đã phải tốn rất nhiều mồ hôi và công sức để đi tìm, xin lại những kỷ vật của các chiến sĩ bị tù đày.
Ông Bảng cho biết “chúng tôi đã viết hàng nghìn là thư, gửi đến các gia đình thân nhân các chiến sĩ để thu thập những kỷ vậy chiến tranh, may mắn nhiều kỷ vật được các gia đình gửi về. Có những kỷ vật không gửi được, chúng tôi phải trực tiếp đi”.
Ông Bảng đã đã ba lần trở lại nhà tù Phú Quốc rồi đi Khánh Hòa, Đồng Nai, ngược lên Lạng Sơn, Vĩnh Phúc… Suốt 20 năm lặn lội vạn dặm đi tìm lại hơn 3.000 hiện vật của những đồng đội đã vào sinh ra tử và trở về xây dựng một bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch tù đày.
Nhiều lần ông và những người trong hội cựu tù Phú Quốc trên đường đi tìm kỷ vật phải nhịn đói, nhịn khát vì những đồng lương hưu ít ỏi không thể nào đủ chi trả cho những chuyến đi dài liên tục và tốn kém.
Điều đặc biệt ở bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày không chỉ ở việc tái hiện lại những hình ảnh chiến sĩ bị tra tấn dã man, phơi bày tội ác chiến tranh của giặc Mĩ mà đó còn là nơi lưu giữ những kỷ vật không một nơi nào có được như lá cờ đỏ được làm bằng máu của chiến sĩ cách mạng, sách học Đảng trong tù Phú Quốc hay bộ cờ họp chi bộ, giả vờ đánh cờ để qua mắt địch nhưng thực chất là đang họp chi bộ.
Tiễn tôi ra về ông Bảng vẫn không khỏi trăn trở “mong sao báo chí sẽ là cầu nối giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ biết đến bảo tàng nơi xóm nhỏ này, để các cháu thấy được những người cha, người ông của mình đã từng chiến đấu và hi sinh bất khuất, anh hùng như thế nào và đó cũng là một sự tri ân đến vong hồn những người lính đã ngã xuống vì độc lập và tự do của tổ quốc.”
Ngắm thêm hình ảnh bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày:




Phòng truyền thống anh bộ đội cụ Hồ của bảo tàng



Hiện vật chiến tranh được lưu giữ



Gậy trường sơn của bộ đội ta



Vật dụng của chiến sĩ cách mạng



Nơi tái hiện cảnh bị tù đày ở nhà tù Phú Quốc



Treo lên cây và dùng roi quất nát hết da thịt



Tái hiện cảnh chiến sĩ bị giặc dội nước sôi vào người



Treo ngược đầu và bỏ đói đến chết



Sau khi bị đánh đập dã man, chúng nhốt riêng vào một góc rồi bỏ đói



Khu biệt giam rộng 27m2, nhốt 180 người, khiến người tù đứng ngồi không yên



Không một người tù nào lành lặn khi bước vào nhà tù Phú Quốc



Nhốt vào thùng phi rồi dùng gậy đập bên ngoài khiến người tù trào máu và chết tại chỗ



Cho vào bao tải rồi vứt vào chảo đun nóng đến chết



Nhiều chiến sĩ bị cho vào lồng, nhốt bên ngoài cho cho chết vì lạnh giá



Gậy "biệt ly" vồ "sầu đời" đã cướp đi biết bao sinh mạng chiến sĩ cách mạng



Những chiếc đinh được lấy từ thân thể các chiến sĩ



9 chiếc răng của chiến sĩ cách mạng bị cai ngục nhổ



Lá cờ được vẽ bằng máu tươi của chiến sĩ cách mạng



Bộ cờ họp chi bộ để qua mắt quân địch



Sách và bút học chính trị tự chế bằng vật dụng trong tù của các chiến sĩ



Đau đớn là thế nhưng chưa bao giờ các chiến sĩ cách mạng chịu đầu hàng trước đòn roi của địch
nguồn: GOOGLE

[size=4]CHỐT: Khi cảm xúc dâng trào bạn có quyền bấm like 3curse3
3congratz3 Năm mới zui zẻ và nhớ đừng đem "ghẻ" về 3congratz3
[/size]


Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)