Những người quan sát am hiểu nhiều thì nhất trí rằng: nếu bạn mất ví tiền, máy ảnh, điện thoại hoặc bất kì thứ gì khác giá trị, bạn có nhiều khả năng tìm được vật đó ở Tokyo hơn là ở New York.
Ví dụ, năm 1995, tỷ lệ tìm lại được những đồ vật bị mất ở Grand Central Terminal ở thành phố New York là khoảng 20%. Ở Shinjuku Station, Tokyo, những chủ sở hữu tìm được đồ bị mất của họ là khoảng 80%.
Năm 2003, giáo sư luật Mark West ở đại học Michigan tiến hành một thực nghiệm để xác minh ấn tượng rằng người Nhật có nhiều khả năng trả lại những món đồ bị mất hơn người Mĩ. Ông bỏ 100 cái điện thoại di động và 20 cái ví tiền ở 2 địa điểm khác nhau – Manhattan (New York) và Shinjuku (Tokyo). Mỗi cái ví có 20 đôla.
West khám phá ra người New York trả lại 77 cái điện thoại và 8 ví tiền (trong đó 2 ví không còn tiền). Ở Tokyo, họ trả lại 95 cái điện thoại và 17 ví tiền. Điều thú vị là, ở Tokyo, gần như tất cả số điện thoại và ví tiền được trả lại đều được đem đến một đồn cảnh sát được gọi là koban phân bố ở khắp thành phố. Ở New York, rất ít đồ vật bị mất được đem đến đồn cảnh sát; những người trả lại có thể liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu hoặc để lại món đồ ở một cửa hàng gần đó.
Làm thế nào chúng ta có thể giải thích về tỷ lệ trả đồ cao ở Nhật? Một số người quan sát nói rằng người Nhật có thể trung thực và tốt bụng hơn. Những người khác thì cho rằng bản chất theo chủ nghĩa tập thể của xã hội Nhật chuyển thành một sự quan tâm đến những người khác. Tuy nhiên, những tuyên bố đó không được ủng hộ bởi bằng chứng theo kinh nghiệm.
Cuối những năm 1990, nhà xã hội học Toshio Yamagishi khảo sát hơn 1,400 người ở Nhật và Mĩ. Ông hỏi họ nhất trí hay không nhất trí với những câu như “Tôi không muốn bất lương trong bất kì tình huống nào” và phát hiện thấy người Mĩ, không phải người Nhật, có nhiều khả năng miêu tả về bản thân họ là trung thực và quan tâm đến sự công bằng.
Trong nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu người Nhật đã kiểm tra sự trung thực của trẻ em Mĩ và Nhật độ tuổi từ 3-6. Nhà nghiên cứu giấu một món đồ chơi và bảo đứa trẻ không được lén nhìn. Đa số trẻ em đã lén nhìn và sau đó nói dối về việc lén nhìn. Điều này đúng với mọi đứa trẻ, bất kể sắc tộc của chúng.
Vì vậy, có ít lý do để tin rằng người Nhật thường xuyên trả lại đồ bị mất hơn vì họ trung thực hơn người Mĩ. Thay vào đó, giáo sư West cho rằng hệ thống mất-và-tìm ở Nhật đơn giản là hoạt động hiệu quả hơn ở Mĩ.
Để ủng hộ lập luận của mình, ông đã phỏng vấn nhiều người ở Nhật và Mĩ. Đa số người Nhật biết rằng một ai đó giữ lại tài sản bị mất thì sẽ bị phạt hoặc bỏ tù, và họ biết rằng những người trả lại đồ có quyền hợp pháp nhận được một phần thưởng (thường là 10% giá trị của món đồ bị mất). Họ cũng biết rằng những món đồ bị mất có thể được đem đến một koban. Ngược lại, người Mĩ nhìn chung là không biết các luật địa phương liên quan đến tài sản bị mất.
Sự khác biệt giữa hệ thống mất-và-tìm ở Tokyo và New York đã minh hoạ cho một sự thật về tâm lý học xã hội: Những yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất về hành vi con người có thể tìm thấy ở những đặc điểm của hoàn cảnh, chứ không phải ở những đặc điểm của con người. Trong trường hợp này,người Nhật có tỷ lệ trả lại đồ bị mất cao hơn không phải vì họ trung thực hoặc tốt bụng hơn người Mĩ. Họ có tỷ lệ trả đồ cao hơn vì (a) Người Nhật biết luật pháp, (b) dễ dàng để trả lại một món đồ bị mất ở một koban gần đó © dễ dàng tìm được món đồ bị mất ở koban, và (d) những người trả lại đồ biết họ sẽ nhận được một phần thưởng tài chính khi chủ sở hữu nhận lại đồ bị mất của họ.
Source:
West, M. D. (2005). Law in Everyday Japan: Sex, Sumo, Suicide, and Statutes. Chicago: University of Chicago Press.
Nguồn
Japan is a Loser’s Paradise
Lost-and-found systems are more efficient in Tokyo than in New York City.
Published on May 19, 2014 by Lawrence T. White, Ph.D. in Culture Conscious
Psychologytoday