[justify]Ngày 6/8/1945, Đại tá Paul Tibbets, Chỉ huy phi đoàn số 509 đóng trên đảo Tinian, ngoài khơi Thái Bình Dương nhận lệnh lắp bom nguyên tử vào khoang máy bay ném bom B-29 "Enola Gay". Phi cơ khởi hành lúc 1h45 phút, cùng phi đội bay thẳng đến Nhật Bản. Sáu giờ sau khi khởi hành, B-29 "Enola Gay" tới không phận Hiroshima.[/justify]
Quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" Mỹ thả xuống Hiroshima. |
[justify]Trên thực tế, có 3 quả bom nguyên tử được Mỹ chế tạo thời điểm bấy giờ là "Gadget", “Little Boy” và “Fat Man”. Quả bom đầu tiên mang tên "Gadget" được thử nghiệm ở "Trinity" gần Alamogordo, bang New Mexico ngày 16/7/1945. Không lâu sau vụ thử thành công, 2 quả bom nguyên tử còn lại lên đường tới các căn cứ quân sự của Mỹ để chuẩn bị nhiệm vụ tấn công vào Nhật Bản.[/justify]
[justify]Tính tới thời điểm hiện tại, “Little Boy” và “Fat Man” là 2 vũ khí nguyên tử đầu tiên được sử dụng với mục đích quân sự. Vào thời điểm trước khi vụ bỏ bom được tiến hành, tướng không quân Mỹ nhận lệnh ném bom một trong các mục tiêu bao gồm: Hiroshima, Kokura, Niigata hoặc Nagasaki và các thành phố khác ngay sau ngày 3/8. Những vũ khí nguyên tử khác sẽ được bổ xung sau khi “Little Boy” và “Fat Man” được sử dụng.[/justify]
[justify]Ngày 6/8/1945, quả bom “Little Boy” được chất lên chiếc phi cơ ném bom hiện đại nhất thời bấy giờ là B-29 mang biệt danh "Enola Gay". Phi hành đoàn thực hiện vụ bỏ bom bao gồm 7 người do cơ trưởng, Đại tá Paul Tibbets chỉ đạo. Phi đội hộ tống đưa chiếc B-29 “Enola Gay” tới gần bờ biển Nhật Bản và để nó cùng 2 chiếc B-29 hỗ trợ khác bay vào không phận Hiroshima.[/justify]
[justify]Thời tiết đẹp cho phép phi đội trên chiếc B-29 “Enola Gay” xác định chính xác mục tiêu thả bom là trung tâm thành phố Hiroshima. Quả bom chứa 60kg Uranium 235 phát nổ cách mặt đất 600m, tàn phá hoàn toàn những thứ nằm trong bán kính 1,6 km; đồng thời làm hư hại 90% nhà cửa trong nội thành. 90.000 người chết ngay lập tức và hơn 100 ngàn người khác tử nạn sau đó vì bị thương nặng hoặc ảnh hưởng của phóng xạ. Do là bom nguyên tử thế hệ đầu nên sức công phá của nó chỉ bằng một phần nhỏ so với các loại vũ khí hạt nhân sau này.[/justify]
[justify]Toàn bộ vụ tấn công được các máy quay phim của quân đội Mỹ, tháp tùng trên 2 chiếc B-29 hỗ trợ chiếc “Enola Gay” ghi lại. Những hình ảnh trước và sau vụ tấn công cũng được ghi lại bởi nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là đoạn phim tài liệu về vụ dội bom nguyên tử xuống Hiroshima cách đây đúng 67 năm.[/justify]
[justify]Nguồn Bưu điện Việt Nam[/justify]