Móng mọc từ biểu bì (epider-mis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp keratin cứng như sừng. Móng mọc liên tục suốt đời từ các tế bào đặc biệt gọi là gian bào có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng hình bán nguyệt, nếu lớp gian bào bị tổn thương thì móng tay mọc dài ra khoảng 1.1mm, mỗi tháng dài từ 3-5mm. Tốc độ mọc móng tay nhanh hơn 2-3 lần móng chân.
Càng cao tuổi móng mọc càng chậm, phụ nữ có thai và người trẻ tuổi móng mọc nhanh hơn. Người bị suy dinh dưỡng, bệnh nặng móng kém phát triển. Riêng bệnh cường giáp trạng móng mọc nhanh hơn bình thường.
Móng thay đổi bất thường về hình dáng, màu sắc, cấu trúc khi cơ thể mắc một số bệnh: vết trắng trên móng là dấu hiệu của các bệnh: thiếu kẽm, bệnh gan hoặc bệnh thận. Móng giòn, dễ gây là do: cơ thể thiếu chất sắt, gây ra thay đổi như móng trở nên phẳng hoặc có hình cong ngược lên, như một cái thìa, bệnh Raynaud, tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, chất sơn móng tay, các bệnh thận, bệnh nấm móng….
Móng tay màu vàng là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mạn tính, người hút nhiều thuốc lá. Móng có màu trắng đục nếu bị bệnh xơ gan. Màu xanh của móng phản ánh trường hợp cơ thể bị nhiễm độc kim loại đồng hay bạc. Bệnh cường tuyến giáp có thể là móng tách khỏi lớp da ở dưới. Móng bị phình ra nếu cơ thể thiếu ôxy lâu ngày do mắc bệnh tim, phổi; ảnh hưởng của một số thuốc: quinacrine điều trị sốt rét làm nóng có màu xanh vàng, thuốc ức chế sự tăng sinh các tế bào ung thư tạo ra các vệt trắng nằm ngang trên mặt móng, thuốc tetracycline làm móng có màu nâu…
Nếu ngâm móng tay chân vào nước quá lâu, thường gặp ở người bơi lội, đánh bắt cá, làm việc dưới nước, rửa chén bát… móng sẽ bị giòn bởi vì móng có những lỗ nhỏ li ti, nên nước ngấm vào móng nhanh hơn làm cho móng căng tấy ra. Khi ra khỏi nước, móng khô và teo lại.
Nấm móng: bệnh thường xảy ra khi đi chân đất ở nơi ẩm rướt, hấp hơi. Mầm bệnh hay gặp là nấm Trichophyton rubrun. Bào tử nấm xâm nhập vào móng, huỷ hoại lớp keratin và sinh sôi nảy nở rất nhanh làm cho móng bị sần sùi, nứt nẻ. Có thể điều trị bằng một trong các loại thuốc uống chống nấm như irtaconazol, terbinafin có tác dụng tốt.
Nhiễm khuẩn: do các loại vi khuẩn như Staphylococcus, Proteus… gây viêm mủ trong kẽ móng. Có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh như cephalexin, clin-damucin… kết hợp với chính rạch tháo mủ tích tụ quanh móng.
Chăm sóc và phòng bệnh cho móng
Để có móng tay, chân khỏe, đẹp chúng ta cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc bảo vệ móng như sau:
Không nên cắn móng tay hoặc gây tổn thương cho móng, bởi vì vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết thương nhỏ gây nhiễm khuẩn móng.
Dùng găng tay, tránh để móng tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc lâu với các chất tẩy rửa, dung dịch hòa tan, dầu nhờn, xà phòng… vì các chất này rất dễ làm tổn thương, thay đổi cấu trúc, hình dạng và màu sắc của móng.
Cắt móng tay tuần một lần, móng chân tháng một lần, nên cắt sau khi tẩm hoặc ngâm móng trong nước để móng mềm dễ cắt. Dùng kìm cắt móng thật sắc để cắt, rồi giũa cạnh cho nhẵn, hạn chế tổn thương cho móng. Trường hợp da ở chân móng bị xước hay lật ngược, nên ngâm tay trong nước ấm cho da mềm rồi cắt sát tận gốc với kéo hay kìm sắc. Không bao giờ lấy tay giật đứt da này vì sẽ gây vết thương, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập móng gây viêm nhiễm.
Dùng mỹ phẩm đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý rằng mỹ phẩm sơn màu và làm bóng móng chỉ có tác dụng thẩm mỹ, chứ không "nuôi dưỡng" gì cho móng. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa móng có chất acétone vì hoá chất này làm móng khô giòn dễ gẫy.
Khi chăm sóc móng, cần phải dùng dụng cụ sạch sẽ, áp dụng kỹ thuật cắt giữa cẩn thận để tránh tổn thương và nhiễm khuẩn cho móng do dụng cụ kém vệ sinh.
Nếu gắn móng tay giả, phải thực hiện tại cơ sở có thiết bị khử khuẩn không khí để tránh nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm hoá chất có thể gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe. Các hóa chất formalde-hyde để làm móng chắc, ethylméthacrylate làm keo gắn móng giả, acétone để chùi rửa thuốc sơn bóng móng có thể xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp khi ta hít thở không khí, ngấm qua da, gây các triệu chứng: ngứa mắt, chảy nước mắt, suy giảm thị lực; gây nghẹt mũi, suy giảm thị lực: gây nghệt mũi, đau họng, khó thở, ho, nặng ngực, hen suyễn… nên cần sử dụng khẩu trang, kính mắt, ở trong phòng thoáng khí để phòng tránh tác hại do hoá chất gây ra.
Theo Xinh xinh