[/size] [size=2][/size]
[size=2][/size] [size=2]Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF là tổ chức bảo vệ quyền lợi của trẻ em về mọi mặt, hoạt động trên 156 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những hoạt động của tổ chức này nhằm giúp trẻ em tồn tại và phát triển, đồng thời thực hiện các hoạt động cứu trợ nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển đầy đủ của trẻ em.[/size]
[size=2]Tại trang web chính thức của UNICEF, tổ chức này đã thể hiện cách nhìn của mình với năm 2011 đầy bất ổn qua những bức ảnh về trẻ em tại các “điểm nóng” chiến sự, thiên tai và đói nghèo. Các bức ảnh phần nào cho thấy những khó khăn khổ sở mà trẻ em trên khắp thế giới phải trải qua trong năm vừa qua.[/size]
[size=2]Tại trang web chính thức của UNICEF, tổ chức này đã thể hiện cách nhìn của mình với năm 2011 đầy bất ổn qua những bức ảnh về trẻ em tại các “điểm nóng” chiến sự, thiên tai và đói nghèo. Các bức ảnh phần nào cho thấy những khó khăn khổ sở mà trẻ em trên khắp thế giới phải trải qua trong năm vừa qua.[/size]
[size=2][/size]
[size=2][/size]
[size=2]Hai cha con bé gái người Pakistan bồng nhau đi trên con đường ngập đầy nước sau[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]khi lũ lụt tàn phá nơi ở của họ.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Lũ lụt ở Pakistan khiến 4,5 triệu người phải đối mặt với tình cảnh màn trời chiếu đất.[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]Trong bối cảnh đó, nỗi lo cũng khiến con trẻ phải lao động để giúp gia đình vượt qua[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]khó khăn.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Ngay trong đầu tháng 1/2011, 25.000 người đã phải chạy trốn khỏi nơi ở tới Liberia,[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]sau khi bạo lực liên tiếp nổ ra trên lãnh thổ Bờ Biển Ngà. Hầu hết những người phải[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]đi sơ tán là phụ nữ và trẻ em, bởi họ là nạn nhân trực tiếp của tình trạng nội chiến.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Một bà mẹ trẻ ngồi bồng đứa con sơ sinh tại bệnh viện của UNICEF ở miền Nam[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]Sudan. Dù đã giành độc lập hôm 9/7 vừa qua, nhưng nơi đây vẫn chìm trong xung đột[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]và đói nghèo.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Bé gái người Nhật Bản đứng trước ngôi nhà chỉ còn là đống đổ nát sau khi trận động[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]đất kèm theo sóng thần hôm 11/3 tàn phá ngôi làng của em. Thảm họa kép trên xứ sở[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]hoa anh đào đã cướp đi sinh mạng của gần 16.000 người, và khiến hàng triệu người[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]khác lâm vào cảnh mất nhà cửa.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Những thiếu niên đi trước hàng rào dây thép gai và xe bọc thép của quân đội ở Tunisia[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]hồi tháng Tư, sau khi những người biểu tình phản đối chính phủ lật đổ chính quyền độc[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]tài và thay thế bằng chính quyền dân sự.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Nữ y tá bế trên tay một em nhỏ mất mẹ vì HIV tại ngôi làng đìu hiu bởi 6.000 người đã[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]vội vã chạy trốn khỏi các băng nhóm vũ trang. Xung đột ở nước Cộng hòa Trung Phi[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]đã khiến gần 5 triệu người phải sống trong bạo lực và đói nghèo.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Trẻ em sống tại các quốc gia bất ổn luôn phải đối mặt với nguy cơ bệnh dịch và chết[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]đói. Trong hình, một bé sơ sinh đang được điều trị phục hồi tại bệnh viện sau khi nhiễm[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]bệnh sốt rét.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Một nạn nhân của trận động đất năm 2010 ở Haiti sống trong trại tị nạn của Liên Hợp[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]Quốc. Cô gái 16 tuổi này đang mang thai và bị nhiễm HIV, nhưng không hề được chăm[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]sóc y tế hay tiêm thuốc phòng ngừa virus lây sang thai nhi.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Một ngày giữa tháng Sáu, trẻ em người Libya vẫn hồn nhiên nô đùa tại một cầu cảng[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]ven biển, bất chấp chiến sự giữa lực lượng nổi dậy và quân đội trung thành với nhà lãnh[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]đạo Gaddafi đang diễn ra hết sức ác liệt.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Những đứa trẻ may mắn người Somalia tới được khu trại của Liên Hợp Quốc ở Kenya,[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]sau khi trận hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 60 năm qua gây ra nạn đói kinh hoàng khắp[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]vùng Sừng châu Phi. Xung đột và bạo lực là nguyên nhân chính khiến các đoàn cứu trợ[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]của Liên Hợp Quốc không thể tiến sâu vào khu vực có nhiều thường dân lâm nạn.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Những người tị nạn Somalia, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, mệt mỏi trên đường tới các[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]trại cứu nạn quốc tế.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Phụ nữ và trẻ em người Somalia xếp hàng chờ lấy nước và thực phẩm tại một địa[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]điểm cứu trợ khẩn cấp của Liên Hợp Quốc ở Mogadiscio. UNICEF và các tổ chức[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]địa phương đã giúp đỡ được khoảng 2 triệu trẻ em khắp quốc gia này.[/size]