[size=2] Một phụ nữ được “bồ” của chồng hiến tặng thận, người đàn ông tháo bỏ “của quý” vì vợ không thích, hay một cô gái được cấy ghép tay vào chân… là những câu chuyện tưởng như chỉ xuất hiện trong ngày Cá tháng 4, nhưng hoàn toàn có thật.[/size]
1. Được cứu sống nhờ quả thận của tình địchBà Meliha Avci, người Thổ Nhĩ Kỳ, được cứu sống sau khi nhận được một quả thận từ người tình của chồng. Bốn năm sau khi kết hôn, một trong hai quả thận của Meliha không thể hoạt động. Bà phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 4 tiếng. Trong thời gian này, người chồng Mehmet Avci đã gặp gỡ với người phụ nữ khác - bà Ayse Imdat - và đưa bà này về nhà với tư cách người giữ trẻ. Ông dự định sẽ tổ chức đám cưới với bà Imdat sau khi vợ qua đời. Tuy nhiên, người tình Imdat đã quyết định tặng một quả thận của mình để cứu sống bà Meliha. Bà Meliha cho biết: “Chúng tôi đã chia sẻ nhau một người chồng, và giờ, chúng tôi sẽ chia sẻ với nhau thêm một quả thận”.
2. Được cứu sống sau khi từ bỏ đội bóng mình yêu thích |
(Hình minh họa) |
Một người đàn ông đồng ý tham gia vào việc cấy ghép tế bào để cứu sống anh trai mình, sau khi nhận được lời hứa của anh trai sẽ không cổ vũ đội bóng thù địch của ông ta nữa. Ông Martin Warburton (50 tuổi), một fan hâm mộ cuồng nhiệt của đội bóng Manchester United, đã đề nghị anh trai mình, ông Paul Warburton (59 tuổi), ngừng cổ vũ cho đội bóng thù địch cùng thành phố - Manchester City - và tham gia vào câu lạc bộ fan hâm mộ MU. Ngay sau khi nhận được lời hứa của Paul, ông Martin đã đồng ý giúp đỡ anh trai mình cấy ghép tế bào để chống lại bệnh bạch cầu. Ông Paul, sau khi được cứu sống, cho biết: “Tôi thực sự may mắn vì tế bào của mình và em trai hoàn toàn phù hợp. Nhưng thật lạ là giờ tôi cũng trở thành một người hâm mộ đội Quỷ đỏ”.
3. Gắn tay vào chân bệnh nhân trong 3 thángMing Li (9 tuổi) người Trung Quốc, bị một cái máy kéo cắt lìa tay trái. Phần tay bị cắt đứt bị thương nặng và không thể tiến hành cấy ghép ngay được. Các bác sỹ quyết định gắn bàn tay vào phần chân phải của cô cho tới khi nó được chữa lành. Ba tháng sau, một nhóm nghiên cứu tại bệnh viện ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tiến hành cấy ghép bàn tay bị đứt vào cánh tay của Ming Li. Tiến sĩ Hou Jianxi cho biết: “Khi cô bé được chuyển tới đây, bàn tay hoàn toàn bị cắt lìa khỏi cơ thể. Hiện nay, tay của Ming Li đã hồng hào trở lại, chứng tỏ rằng máu đang được lưu thông tốt”. Cô bé cần 2 năm cải thiện các chức năng của bàn tay và loại bỏ các vết sẹo.
4. Tháo bỏ 'của quý' vì vợ không thíchSau một
tai nạn, dương vật của người đàn ông này bị thương và không thể cứu chữa. Từ đó, ông không thể đi tiểu hay quan hệ tình dục. May mắn thay khi ông được một cặp vợ chồng chấp nhận hiến tặng dương vật của con trai, sau khi chàng trai qua đời. Các bác sỹ sau đó tiến hành cuộc phẫu thuật trong 15 giờ để cấy ghép dương vật mới. Sau 10 ngày, kết quả thu được rất tốt, người đàn ông có thể đi tiểu bình thường. Nhưng tiếc rằng hai tuần sau, ông lại quyết định tháo bỏ nó, vì vợ ông gặp phải vấn đề tâm lý nghiêm trọng với bộ phận mới của chồng.
5. Con gái được cấy ghép tử cung của mẹCô Sarah Ottoson, người Thụy Điển, khi sinh ra đã không có tử cung, do một rối loạn di truyền hiếm gặp. Mẹ cô quyết định tặng con gái tử cung của mình, và ca phẫu thuật dự định thực hiện trong năm nay. Nếu các bác sỹ phẫu thuật thành công tử cung mới cho Sarah, cô có thể mang thai như nhiều phụ nữ khác. Tuy nhiên, việc cấy ghép tử cung rất phức tạp, liên quan đến việc kết nối các mạch máu nhỏ từ buồng trứng đến tử cung được cấy ghép. Thậm chí, nếu cuộc phẫu thuật thành công, các bác sỹ cũng không chắc liệu kết quả có được duy trì dài lâu hay không. Năm 2000, một phụ nữ ở Ả-rập Xê-út phải tháo bỏ tử cung mới do có nhiều biến chứng sau 4 tháng tiến hành cấy ghép.
6. Sống sót sau khi được cấy ghép phân của chồngTiến sĩ Alexander Khoruts, người nghiên cứu về dạ dày và ruột, đã cứu sống một nữ bệnh nhân sau khi cấy ghép mẩu phân của chồng cô vào phần cuối ruột non của bệnh nhân. Sau khi nhận định rằng bệnh nhân cần phải được cấy ghép ngay, ông đã không chọn một phần ruột non, dạ dày hay bất kì cơ quan nào khác. Thay vào đó, ông chọn một số vi khuẩn từ phân của người chồng. Sau khi pha trộn một mẫu phân nhỏ với dung dịch muối, ông đưa nó vào ruột già của người phụ nữ. Những vi khuẩn này thay thế và hỗ trợ số vi khuẩn thiếu trong ruột bệnh nhân, làm cho bệnh tiêu chảy của cô khỏi ngay trong vòng một ngày.
7. Cô gái trải qua 3 lần cấy ghép timỞ tuổi 16, Debbie Ward đã trải qua 3 lần cấy ghép tim để duy trì sự sống của mình. Khi sinh ra, tim của Debbie không có một van ba lá để điều chỉnh máu chảy theo đúng hướng. Các bác sỹ đã thực hiện một cuộc cấy ghép tim khi cô mới 15 tháng tuổi. Debbie trở thành người sống sót nhỏ tuổi nhất sau khi ghép tim tại bệnh viện Great Ormond, London. Tim được cấy ghép hoạt động rất tốt trong hơn một thập kỷ, và giúp cô bé có thể hoạt động như các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, năm 15 tuổi, Debbie lên cơn đau thắt ngực trên xe buýt. Các bác sỹ cho biết cuộc phẫu thuật trước đây đã thất bại, các động mạch bắt đầu bị tắc nghẽn và tim không hoạt động tốt. Cuộc phẫu thuật thứ 2 được thực hiện ngay sau đó. Giờ đây, Debbie đã trải qua 3 lần cấy ghép tim và thật may mắn, cô bé vẫn sống sót.