Chuyện shock 2010-09-08 03:55:38

Những câu chuyện ly kỳ về tin nhắn SMS


[justify]1. Được cứu sống nhờ tin nhắn SMS[/justify]
[justify][/justify]

Bác sỹ David Nott đã cứu sống J sau khi nhận được tin nhắn hướng dẫn của đồng nghiệp


[justify]Bác sỹ David Nott, làm việc tại bệnh viện Royal MarsdenLondon nhưng đã tình nguyện tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân nghèo tại RutshuruCộng hòa Congo trong chương trình của tổ chức Medecins Sans Frontieres (Tổ chức Bác sỹ không biên giới). Ông đã tiến hành một ca phẫu thuật thành công giúp J - một thiếu niên người Congo đang trong tình trạng thập tử nhất sinh với cánh tay bị hà mã cắn đang dần hoại tử, chỉ nhờ những tin nhắn hướng dẫn của đồng nghiệp.[/justify]

[justify]Vết thương của J rất nghiêm trọng, cánh tay bị nhiễm trùng nặng và đang hoại tử, không còn cách nào khác là phải tháo một phần xương cổ và xương bả vai để cắt bỏ “cánh tay đã chết” của J. Đây là một ca vô cùng phức tạp, trong khi trong tay Nott và các đồng nghiệp tại Rutshuru chỉ có những dụng cụ phẫu thuật cơ bản và không có phòng bệnh theo tiêu chuẩn của ca mổ. Hơn thế nữa, bản thân David Nott cũng chưa từng thực hiện một ca phẫu thuật như thế này.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]David Nott chợt nhớ đến Meirion Thomas, một người đồng nghiệp của ông tại Anh đã từng thành công với những ca mổ phức tạp như vậy, ông liền gửi tin nhắn cho Meirion Thomas để hỏi về các bước tiến hành phẫu thuật. Thomas gần như trả lời ngay lập tức, mô tả 10 bước cụ thể để Nott tiến hành theo. Sau ca phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của J tiến triển rất nhanh, và có lẽ J sẽ phải thầm cám ơn sự kỳ diệu của những tin nhắn SMS đã cứu mạng sống của cậu.[/justify]

[justify]2. Cuốn tiểu thuyết được viết hoàn toàn bằng tin nhắn SMS[/justify]
[justify][/justify]

Nhà văn Hannu Luntiala và cuốn tiểu thuyết viết bằng các tin nhắn SMS


[justify]Tháng 11/2007, Cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “Viimeistet Viestit” hay “The Last Messages” (Những tin nhắn cuối cùng) – dày 322 trang đươc viết hoàn toàn bằng tin nhắn SMS của nhà văn Hannu Luntiala đã được xuất bản tại Phần Lan.[/justify]

[justify]“The Last Messages” kể về một kỹ sư công nghệ thông tin tên là Teemu rời bỏ công việc và gia đình để “sống lại thời trai trẻ” bằng cách đi du lịch khắp châu ÂuẤn Độ. Teemu chỉ dùng tin nhắn SMS để liên lạc với vợ, con trai và một số bạn bè. Anh có những vấn đề thầm kín khó thổ lộ trực tiếp hoặc bằng một cuộc gọi điện. Tổng cộng đã có hơn 1000 tin nhắn với đầy đủ ký tự viết tắt theo đúng “phong cách SMS” được trao đi đổi lại giữa nhân vật với người thân.[/justify]

[justify]Các tin nhắn nhân vật gửi đi và những tin nhắn anh nhận về được sắp xếp theo trật tự thời gian, làm thành cuốn tiểu thuyết dày 332 trang. Cuốn sách được chia theo ngày. Theo tác giả, câu chuyện được bắt đầu vào ngày 27/4 và kết thúc vào ngày 19/6 cùng năm.[/justify]

[justify]Tác giả cho biết không có gì khó để đọc cuốn tiểu thuyết này. Các tin nhắn mà nhân vật chính Teemu nhận được, sẽ được in bên trái mỗi trang sách, còn những tin nhắn anh gửi đi được in bên phải trang sách. Các tin nhắn được xếp theo thứ tự thời gian. Rất dễ dàng nhận ra ai gửi tin nhắn, và khi nào Teemu đã gửi tin cho ai. Sau khi đọc khoảng 2-3 trang đầu tiên, cốt truyện sẽ rất rõ ràng với người đọc.[/justify]

[justify]Khi được hỏi, điều gì khiến ông nảy ra ý tưởng viết tiểu thuyết bằng SMS, nhà văn Luntiala kể rằng ý tưởng này đến với ông cách đây 5 năm. Ông cho biết người Phần Lan đi du lịch và thường không gọi điện, chỉ gửi tin nhắn. “Lúc đó tôi nghĩ, tại sao không sử dụng tin nhắn để viết toàn bộ cuốn sách?”[/justify]

[justify]3. Lập kỷ lục Guiness về số lượng tin nhắn SMS trong vòng một tháng[/justify]
[justify][/justify]
[justify]

[/justify]
[justify]Deepak Sharma, một công dân Ấn Độ đã được ghi vào sách kỷ lục Guiness về số lượng tin nhắn gửi đi trong vòng 1 tháng: 182.689 tin nhắn. Sharma đã liên tục gửi tin nhắn cho tất cả bạn bè, họ hàng và người thân trong gia đình. Đầu tiên Sharma cố gắng đạt được mốc 50.000 tin nhắn/tháng, sau đó vươn lên con số 113.000 và cuối cùng là 182.689 tin nhắn. Trung bình mỗi ngày Sharma gửi đi khoảng 6.100 tin nhắn, tức là cứ 14 giây lại có một tin nhắn mới được gửi đi. Chưa dừng lại ở đó, trong tháng tiếp theo, Sharma còn muốn phấn đấu để phá vỡ kỷ lục của chính mình, với 300.000 tin nhắn trong vòng một tháng, tức là khoảng hơn 10.000 tin nhắn/ngày, nhưng anh đã không thành công.[/justify]

[justify]Ban đầu mọi người trong gia đình và bạn bè của Sharma cảm thấy đây là một hành động vô bổ, nhưng khi biết rằng anh có thể được ghi tên vào sách kỷ lục Guiness thì họ đã đồng tình và quay sang ủng hộ anh. [/justify]

[justify]Dẫu vậy, trước khi được ghi tên vào sách Guinness, Sharma Deepak đã nhận được một hoá đơn thanh toán cũng đạt mức kỷ lục với 1411 trang trong tháng từ Airtel - nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động mà anh ta đang sử dụng.[/justify]

[justify]4. Vì muốn phá kỷ lục Guiness mà phải nhận một hóa đơn thanh toán kỷ lục[/justify]
[justify][/justify]

Nick Andes và Doug Klinger cùng hóa đơn thanh toán kỷ lục

[justify][/justify]
[justify]Hai công dân bang Pensylvania, Mỹ suýt nữa đã té xỉu khi nhận được hóa đơn điện thoại lên đến 26.000 USD, sau một tháng “hợp tác” để cùng phá vỡ kỷ lục của Deepak Sharma. Trong vòng 1 tháng, Nick AndesDoug Klinger đã trao đổi với nhau tổng cộng 217.000 tin nhắn SMS, một con số đủ để đưa học vào sách kỷ lục Guiness. Tuy nhiên, cho đến nay việc Tổ chức Guiness có chấp nhận kỷ lục này hay không vẫn còn là một điều bỏ ngỏ.[/justify]

[justify]Một điều đáng chú ý trong trường hợp này là hóa đơn thanh toán tiền cước điện thoại lên đến 26.000 USD. Nick AndesDoug Klinger đang sử dụng gói cước “nhắn tin không giới hạn” của T-mobile, điều đó có nghĩa là họ chỉ phải trả 27,55 USD/tháng và có thể thoải mái gửi đi bao nhiêu tin nhắn tùy thích.[/justify]

[justify]Bên cạnh đó nội dung của đại đa số các tin nhắn cũng hầu như không có gì. Hàng ngàn tin nhắn chỉ bao gồm một từ hoặc một cụm từ ngắn ngủi, đại loại như “LOL” hay “Hello”. Cộng đồng mạng thì tỏ ý chê bai nhiều hơn là đồng tính với hai anh chàng mê phá kỷ lục Guiness này. “Họ chỉ phung phí thời gian và tài nguyên di động vào những kỷ lục kỳ quái và nực cười.”, một người nhận xét.[/justify]

[justify]5. Đoạt giải thưởng 50.000 USD nhờ nhắn tin nhanh[/justify]
[justify][/justify]



[justify]Kate Moore, cô bé 15 tuổi đến từ bang Iowa, đã giành chiến thắng ở Giải Vô địch nhắn tin toàn nước Mỹ kèm giải thưởng 50.000 USD. Moore đạt danh hiệu trên chỉ 8 tháng sau khi sở hữu chiếc điện thoại di động đầu tiên trong đời. [/justify]

[justify]Với khả năng nhắn tin nhanh và chính xác, cô bé có thói quen nhắn 14.000 tin/tháng đã đánh bại 20 thí sinh khác của vòng chung kết đến từ khắp nước Mỹ sau hai ngày tranh tài đầy thách thức, như bịt mắt nhắn tin hay gửi tin nhắn trong lúc vượt qua một loạt các chướng ngại vật di động.[/justify]

[justify]Ở lượt đấu cuối cùng, Moore đã vượt lên Morgan Dynda (14 tuổi) sống tại bang Georgia. Cả hai đều phải nhắn 3 cụm từ dài mà không được phạm bất cứ lỗi nào ở những chỗ viết tắt, viết hoa và chấm câu theo quy định. Moore rất hồi hộp trong lúc chờ xác nhận kết quả và đã òa khóc khi biết mình chiến thắng.[/justify]

[justify]Cô gái 15 tuổi này phủ nhận ý kiến cho rằng em tập trung quá nhiều vào các mối quan hệ ảo. Moore khẳng định dù thỉnh thoảng mới chịu rời xa điện thoại di động khi ở trường, em vẫn đạt điểm tốt, chạy nhảy trên sân chơi và hòa đồng cùng bạn bè. Mỗi ngày, Moore nhắn từ khoảng 400 đến 470 tin. Nói về chuyện ôn thi với bạn, Moore cho rằng tốt hơn là nên làm điều đó qua tin nhắn bởi em có thể xem lại các tin cũ để ôn tập.[/justify]

[justify]6. Kỷ lục nhắn tin SMS nhanh nhất thế giới[/justify]




[justify]Kỷ lục thế giới về tốc độ nhắn tin nhanh nhất thế giới vừa được Melissa Thompson, một phụ nữ 27 tuổi người Anh phá vỡ một cách ngoạn mục. Trong thời gian đúng 25,49 giây, chị ấy đã hoàn thành một đoạn văn bản bao gồm 159 ký tự với nội dung “the razor-toothed piranhas of the genera Serrasalmus and Pygocentrus are the most ferocious freshwater fish in the world. In reality they seldom attack a human.”[/justify]

[justify]Tình huống thiết lập thành tích này cũng hoàn toàn ngẫu nhiên, khi kỷ lục gia thế giới đi mua sắm điện thoại và quyết định thử sức trước những lời mời gọi của nhà sản xuất Samsung. Chị đã sử dụng bàn phím siêu phẩm Galaxy S và chế độ bàn phím SWYPE, nhờ vậy mà ngón tay không hề phải rời khỏi màn hình trong khi nhắn tin. Hiện tại, kết quả trên còn phải chờ Tổ chức Guinness xác nhận và công bố rộng rãi. Sau đó vài ngày, 1 người dùng iPhone đã phá kỷ lục này bằng cách nhắn tin theo cách thông thường nhưng điều đó chưa được chính thức xác nhận.[/justify]

[justify]Được biết, kỷ lục Guinness thế giới hiện tại đang thuộc về anh Franklin Page, một công dân 24 tuổi mang quốc tịch Mỹ. Người này từng thực hiện một tin nhắn tương tự trong khoảng thời gian 35,54 giây hồi đầu năm.[/justify]

[justify]7. Gây tai nạn nghiêm trọng vì vừa lái xe vừa… nhắn tin[/justify]
[justify][/justify]

Chiếc xe của Nicolas Sparks hạ cánh tại hồ bơi


[justify]Tháng 8/2009, trong khi vừa lái xe vừa… nhắn tin, Nicolas Sparks, 25 tuổi đã húc vào một chiếc xe tải đi trước, và lao thẳng vào một biệt thự nằm tại trên đường quốc lộ tại Lockport, thành phố Oxford, Anh. Trước khi dừng lại ở bể bơi của gia đình này, chiếc xe của Sparks đã phá hỏng toàn bộ hệ thống điều hòa không khí và ống dẫn gas chính của căn nhà.

[justify]Chủ căn biệt thự này cho biết: “Rất may là chiếc xe đã không phát nổ khi lao xuống bể bơi của gia đình tôi.” Khi tai nạn xảy ra, ông đang ở trên gác cùng hai cô con gái của mình. Sparks bị cảnh sát địa phương tịch thu bằng lái và bị buộc tội lái xe bất cẩn, sử dụng điện thoại trong khi đang lái xe, và bám quá sát xe đi trước (Nhiều tội quá, không biết bị phạt bao nhiêu xiền nhỉ? )[/justify]

[justify]8. Vừa nhảy dù, vừa nhắn tin

[/justify]

Barry Chase, thành viên duy nhất trong nhóm nhắn được một đoạn:
“The razor-toothed piranha of m”


[justify]Một nhóm những người ưa thích thể thao mạo hiểm đã cùng quyết tâm phá kỷ lục nhắn tin nhanh nhất thế giới trong khi… đang nhảy dù. Đội nhảy dù chuyên nghiệp này đã tiến hành nhắn một tin nhắn với nội dung: “The razor-toothed piranhas of the genera Serrasalmus and Pygocentrus are the most ferocious freshwater fish in the world. In reality they seldom attack a human.” khi đang rơi tự do ở độ cao 12.000 feet (khoảng 3.655 mét) bên ngoài thành phố Los Angeles, Mỹ trong một sự kiện mang tên “Samsung Mobile XTREME TEXTING.”

[/justify]
[justify]Những thành viên của đội dù này sử dụng những chiếc điện thoại khác nhau của hãng Samsung để nhắn tin trong thời gian họ rơi tự do, và họ phải hoàn thành tin nhắn này trong 1 phút trước khi dù của họ được bật ra.[/justify]

[justify]Màn trình diễn nhắn tin trong khi nhảy dù này sẽ được ghi vào sách kỉ lục Guinness nếu như thành công. Tuy nhiên, thời tiết khá lạnh và gió lớn khiến những người tham gia lập kỷ lục này cảm thấy khó khăn trong việc nhắn tin. Họ chỉ nhắn được khoảng một hoặc hai ký tự. Chỉ có Barry Chase, thành viên duy nhất trong nhóm nhắn được một đoạn: “The razor-toothed piranha of m”[/justify]
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)