Chuyện shock 2010-06-04 18:06:21

Những con vật hy sinh cho khoa học => ác độc quá


[justify]Mổ xẻ động vật sống (vivisection) là một trong những phương pháp có từ thời xưa để kiểm tra những lý thuyết khi áp dụng vào thế giới sinh vật. Hướng nghiên cứu khoa học này xuất hiện từ đầu thế kỷ 17 như một bộ phận cần thiết của sinh học và y học. Thời đó triết lý của René Descartes thống trị xã hội, cho rằng vì súc vật không có linh hồn nên với chúng muốn làm gì thì làm.[/justify]








[size=2]Cuộc đấu tranh rất quyết liệt của những người chống lại việc dùng động vật làm thí nghiệm đã đưa đến việc nhiều nước đã phải thông qua một đạo luật về đạo đức sinh học.[/size]
[justify]Thực nghiệm "gây thất vọng sâu sắc"[/justify]







[justify]Những ý kiến nghiêm túc và gay gắt về việc bảo vệ quyền của súc vật bắt đầu được đưa ra từ những năm 1960, ngay sau khi người ta công bố những kết quả thực nghiệm "gây thất vọng sâu sắc”. Các nhà khoa học lúc đó chứng minh rằng sự ngăn cách khỏi đồng loại cũng tác động lên những con vật giống hệt như đối với con người.[/justify]







[justify]Nhà tâm lý học Mỹ Harlow Naggu tách một số tinh tinh con ra khỏi mẹ để nuôi riêng, nhốt vào trong những chiếc lồng hẹp, hoàn toàn cô độc. Những con tinh tinh con ông dùng làm thí nghiệm là những con gắn bó với mẹ nhất. Một năm sau, ông thả cho chúng được tự do và theo dõi hành vi của nó.[/justify]







[justify]Quan sát nhiều trường hợp, ông phát hiện chúng đều có những triệu chứng sai lệch về mặt tâm lý. Trên cơ sở đó Harlow đi đến kết luận là những con vật con, ngay cả được sống trong những điều kiện thuận lợi nhất cũng không tránh được bị trầm cảm.[/justify]







[justify]Dư luận công chúng đã vô cùng phẫn nộ vì những thí nghiệm quá tàn bạo để chứng minh cho những điều mà kết quả không đáng phải lấy đi sinh mạng một con vật, thậm chí do sai lầm của thực nghiệm.[/justify]







[justify]Cuộc đấu tranh rất quyết liệt của những người chống lại việc dùng động vật làm thí nghiệm đã đưa đến việc nhiều nước đã phải thông qua một đạo luật về đạo đức sinh học để hạn chế hoạt động của những nhà nghiên cứu y sinh sau những công bố của Harlow.[/justify]







[justify]Sắc đẹp cũng cần sự hy sinh[/justify]







Lĩnh vực sử dụng nhiều động vật thí nghiệm nhất là mỹ phẩm.
[justify]Lĩnh vực sử dụng nhiều động vật thí nghiệm nhất là công nghiệp mỹ phẩm. Chỉ trong phòng thí nghiệm của một công ty mỹ phẩm mỗi năm đã giết chết 20 đến 50 nghìn con chuột, chó, thỏ, mèo. Riêng để xác định mức độ an toàn của một loại nước nước hoa thôi cũng năm, bảy vạn con vật phải hiến thân.[/justify]







[justify]Thử nghiệm Drise là để xác định độ an toàn của một loại thuốc dùng cho mắt. Để có được kết quả này, người ta đã nhỏ thuốc với lượng khác nhau ở các nồng độ hoạt chất khác nhau lên mắt hàng trăm con thỏ rồi quan sát phản ứng của chúng. Một số bị chết, môt số khác bị mù, những con còn sống được dùng để xác định nồng độ an toàn của thuốc đối với thị giác.[/justify]







[justify]Thử nghiệm cơ bản thứ hai là “liều gây chết” LD50 của một chất nào đó. Nhiều loài khác nhau được huy động vào thử nghiệm này. Вằng các cách khác nhau, người ta xác định liều gây chết khi tiếp xúc trên da, theo đường ruột, đường máu, đường hô hấp…[/justify]







[justify]Các con vật cứ bị cưỡng bức “nhồi nhét” chất cần thử nghiệm vào cơ thể theo những con đường khác nhau với liều lượng khác nhau cho tới khi nào một nửa số lượng trong một lô động vật thí nghiệm nào đó bị ngạt thở, bị co giật, bị giãy chết. Cái “ngưỡng” chất gây ra điều đó được ghi lại và gọi là “liều chí tử 50 phần trăm” và đưa vào các tính toán thống kê…[/justify]







[justify]Khỉ nghiện cocain[/justify]








Đối tượng nghiên cứu là khỉ.
Năm 1969 các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu tác động của các chất gây nghiện đối với sinh vật. Mục đích của thí nghiệm là tìm ra những phương pháp cai nghiện cho người.






[justify]Đối tượng của nghiên cứu là khỉ. Những người anh em tội nghiệp của chúng ta buộc phải nghiện ma tuý dù là cocain, morphin, hay codein, amphetamin. Sau khi các con vật này đã biết cách tự “tiêm chích” cho mình, họ để lại một lượng ma tuý để chúng tự do lấy và tự dùng để thoả mãn cơn nghiện của mình.[/justify]








[justify]Một số các con vật đã bỏ trốn cuối cùng lại mò về vì cơn nghiện kéo chúng quay trở lại. Những con khác tự tăng liều lượng chất ma tuý và đã dẫn tới hê thần kinh bị phá huỷ. Những con khỉ nghiện cocain tỏ ra bị ảo giác rất mạnh – chúng phá phách trong những cơn kinh giật, những ngón tay toé máu.[/justify]







[justify]Còn những con vật bị buộc phải nghiện amphetamin tự nhổ hết lông, trên mình chúng be bét máu me.[/justify]







[justify]Các nghiên cứu cho thấy rằng tất cả những con khỉ phải tiếp nhận đồng thời hai loại ma tuý trở lên đều bị chết sau hai tuần.[/justify]








[justify]Những kết quả cuối cùng của loạt thí nghiệm kiểu như thế quả thật là “bi thảm”và quá nhỏ bé so với những gì có thể hình dung để kiểm tra tác dụng của ma tuý và đưa đến một ứng dụng nào đó có ý nghĩa.[/justify]







[justify]Người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất ma tuý rất mạnh là LSD đến cơ thể người trong khuôn khổ quân sự. Để thực hiện mục tiêu này, chất hướng thần đã được đưa vào voi để nghiên cứu phản ứng của chúng.[/justify]







[justify]Những con voi bị tiêm LSD mất khả năng định hướng, đi đứng loạng choạng và không phản ứng được với môi trường xung quanh. Mặc dù vậy, thí nghiệm được đánh giá là… thành công và vài tháng sau, thí nghiệm ấy được lặp lại với đối tượng là… con người.
[/justify]








[justify]Không ít thí nghiệm dã man và phi lý

Không thể phủ nhận, trong công nghiệp dược, mỹ phẩm, để có được những sản phẩm phục vụ con người, trước đó người ta bắt buộc phải tiến hành hàng loạt thử nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, có không ít cuộc thử nghiệm rất dã man, vô lý mà không hề mang lại kết quả gì.

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới đang có trong tay hơn 200 bộ hồ sơ về các cuộc thí nghiệm man rợ và phi lý nhất. Chẳng hạn tạt axít sunfuric đậm đặc lên lưng kỳ đà, xem chúng lột da ra sao hoặc lột da sống ếch nhái để thực nghiệm ghép da khác loài. Thậm chí, cực kỳ dã man là người ta còn phải tạo ra những con chuột không có da, thỏ thiếu tai, lợn thiếu mắt, thừa đuôi - nghĩa là muốn làm thú cũng chẳng ra thú. Với một số tổ chức bảo vệ động vật, những hình thức tra tấn này là không thể chấp nhận được. Tạp chí The Lancet đã gọi đây là “những trò đùa vô ý thức và bệnh hoạn của chúa tể muôn loài”.

Ông Claude Reiss, Phó Chủ tịch Hiệp hội Pro Animal kiêm Giám đốc nghiên cứu Trung tâm khoa học quốc gia Pháp cho rằng việc thử nghiệm các thế hệ kháng sinh trên cơ thể động vật là hoàn toàn thừa thãi và ngu xuẩn. Theo ông, nhân loại đã tìm ra 12.000 chất ngăn ung thư ở chuột, nhưng hoàn toàn chẳng có loại nào có tác dụng đối với người. Mà để tìm ra ngần ấy chất, người ta đã hành hạ không biết bao nhiêu là chuột. Ngược lại, có 32 chất cực tốt cho hóa trị chống ung thư ở người thì lại chẳng có tác dụng gì đối với chuột. Tạp chí Science et Vie cũng đã từng cảnh báo rằng “Những thử nghiệm có vẻ hoàn hảo trên cơ thể động vật không thể bảo đảm rằng không gây hại cho con người”.

Thực tế cho thấy, có những chất vô hại với người thì lại là cơn ác mộng đối với nhiều loài vật và ngược lại. Một liều opium đủ đưa một người khỏe mạnh về nơi cát bụi thì lại hoàn toàn vô hại đối với gà hoặc chó. Hay như một con thỏ yếu ớt lại dửng dưng trước một liều lớn amanie phalloide trong khi chỉ cần một chút chất này cũng có thể khiến 9 người tử vong. Morphin có vẻ không có gì là trầm trọng lắm đối với người nhưng lại gây ra “siêu kích thích” ở mèo và chuột. Còn chó, nó có thể chịu được một liều morphin gấp 20 lần ngưỡng chịu đựng của con người… Giáo sư Herbert Gundercheimer, người từng trực tiếp tiến hành hơn 2.000 thí nghiệm trên cơ thể động vật đã tỉnh ngộ và nói rằng: “Hỡi ôi con người, đừng tàn sát muôn loài một cách vô ích vì mỗi loài có một cơ địa khác nhau”. Nhưng dường như lời kêu gọi này chỉ như hòn sỏi ném xuống ao bèo!

Hiện nay, tính trung bình cứ một tuần trôi qua là thế giới có thêm 1,7 loại thuốc mới. Trong khi đó Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) cho biết: Hàng năm, Pháp có gần 2 triệu người vào bệnh viện vì tác dụng phụ của thuốc, đó là chưa kể số người không kịp nhìn mặt người thân. Trong vòng 12 năm, có khoảng 2.000 loại biệt dược đã bị rút giấy phép sử dụng do có tác dụng phụ vượt mức cho phép. Điều phí lý là những loại thuốc có tác dụng phụ gây chết người này cũng đã được thử đi thử lại trên hàng chục loài gặm nhấm, linh trưởng hay thú có vú. Rõ ràng là việc thí nghiệm trên loài vật nhiều khi không cho kết quả chính xác và không đem lại lợi ích gì đối với con người.

Chính vì những lý do trên mà từ năm 1976 đến nay Liên minh châu Âu đã 8 lần ban hành những điều luật về việc dùng động vật làm thí nghiệm. Hiệp hội Eurogroup for animal welfare cũng ra sức ngăn chặn sự hành hạ, tàn sát động vật một cách vô tội vạ trong các phòng thí nghiệm, nhưng có vẻ như cuộc đấu tranh này chỉ là lấy tăm chống trời. Theo tinh thần của các bộ luật, nhà sản xuất phải dán mác kiểm định trên mọi sản phẩm và ghi rõ đó là sản phẩm đã qua hay không qua thử nghiệm trên động vật. Và người tiêu dùng được khuyến khích tẩy chay những sản phẩm có mác “tra tấn” động vật. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, để thuyết phục được họ không phải là chuyện dễ, bởi trong tiềm thức đã ăn sâu một ý niệm, những sản phẩm đã qua thử nghiệm mới là sản phẩm an toàn. Vả lại, họ cũng đã quá quen với son môi, tã giấy Pampers, khăn ướt hay xà phòng Camay rồi?![/justify]




[justify]Chết vì con người[/justify]


Theo thống kê, có hàng trăm ngàn loại hóa chất đã được con người tìm ra và tổng hợp trong các loại sản phẩm dân dụng. Để biết chắc rằng loại hóa chất nào an toàn với người thì bất cứ sản phẩm gì mới ra lò cũng phải được thử nghiệm kỹ. Muốn biết một loại kem dưỡng da hay son môi có gây tác dụng phụ cho người hay không, người ta đã thử nghiệm trên kiến, chuột và lợn. Chúng được tiêm dưới dạng lỏng lần lượt vào cơ thể kiến, chuột rồi lợn và được xem xét mức ảnh hưởng. Để có một loại biệt dược được báo chí ca ngợi là thần dược, người ta phải hành hạ từ 6 đến 8 loài động vật. Bạn bị stress và khó ngủ ư? Xin thưa là sẽ có ngay những viên thuốc hiệu nghiệm giúp bạn ngủ ngon và khỏi stress. Nhưng bạn có biết là để những viên thuốc đó có mặt trên thị trường thì đã có không biết bao nhiêu con khỉ đã bị phẫu thuật sống…

Tất cả các loại dược phẩm và phần lớn các loại hóa mỹ phẩm được công nhận tiêu chuẩn an toàn chất lượng đều phải trải qua khâu thử nghiệm trên động vật. Các công ty hóa, mỹ, dược phẩm luôn muốn mọi sự phải an toàn, muốn cạnh tranh dữ dội trong việc tạo ra những sản phẩm mới, muốn moi tiền thiên hạ. Không lẽ dùng ngay con người làm vật thử nghiệm? Cũng được thôi vì không ít người chấp nhận kiếm tiền bằng mọi giá. Một số nơi, tuyển sinh viên nghèo làm vật thử nghiệm. Tuy nhiên, cách này vừa đắt đỏ lại vừa dễ bị ra tòa. Thôi thì cứ đem loài vật ra mà thí nghiệm.

Không ít phòng thí nghiệm tại Pháp đã tọng rượu liều cao vào mồm khỉ để tìm hiểu hiện tượng ngộ độc rượu cấp tính. Tại Liverpool (Anh) người ta mổ não đười ươi và cá heo để xem cái chết não. Bệnh đau nửa đầu (migraine) luôn làm các nhà khoa học quan tâm, nhưng để tìm hiểu nó, người ta dùng kìm bóp chặt hai thái dương của linh trưởng, xem não của chúng phản ứng ra sao. Hoặc người ta tiêm hóa chất độc hại vào cơ thể các loài để xem tình trạng ngộ độc và sốc phản vệ diễn tiến thế nào. Penicilin đã làm những con hải ly khổ sở, morphin đã giết chết bao nhiêu là mèo, amanite phalloide từng hành hạ ốc sên và sóc… Những cái chết tức tưởi của nhiều loài vật đã và đang phục vụ cho nhiều mặt của đời sống con người.

Theo nhiều nguồn tin, tính đến nay, số động vật bị giết hại ở các phòng thí nghiệm của châu Âu đã hơn 10 triệu. Riêng ngành dược phẩm, hàng năm, có khoảng 40.000 con vật đã phải mất mạng để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)