Trên thế giới vẫn còn rất nhiều nơi mà vì vô tình hay cố ý nó trở nên lạ kỳ trong mắt mọi người.
Thành phố “Fucking” - ( Áo)
Địa danh này đã được giới thiệu 1 lần trên Kênh14.
“Fucking” (hay còn gọi là “Fooking”) là tên một làng ở Áo trong khu tự trị Tarsdorf, phía Tây Áo. Nét đặc trưng ở nơi đây là những tấm biển hiệu với từ “Fucking” trên đó, khiến những vị khách du lịch không thể không dừng chân lại để chụp ảnh bên cạnh nó. Đây cũng là biển báo thường xuyên bị ăn trộm nhất.
Được biết, Quỹ có ý nghĩa nhất ở địa phương là được dùng để trang bị lại những cái biển đã bị ăn cắp. Thậm chí một vài đường phố cũng được đặt cho cái tên này.
Sealand - lãnh thổ không được công nhận
Công quốc Sealand là một trong những lãnh thổ không được Liên Hợp Quốc công nhận. Nó vốn là một đồn ở trên biển bị bỏ hoang nhưng sau đó bị chiếm giữ bởi một gia đình kỹ thuật viên. Nó cách bờ biển Suffolk của Anh sáu dặm. Phần đất thực tế chỉ như những gì bạn thấy trong hình, nhưng những người chủ yêu cầu thêm 12 dặm biển xung quanh.
Bảo tàng dương vật ở Iceland
Bảo tàng Icelandic Phallological là có lẽ là nơi duy nhất sưu tập và trưng bày các mẫu “của quý” của tất cả các loài động vật có vú được tìm thấy. Hjartarson là người sáng lập đồng thời là người sở hữu Bảo tàng Icelandic Phallological tại Iceland - một điểm nóng rất hấp dẫn những khách du lịch hiếu kỳ. Khi đến đây du khách từ khắp nơi trên thế giới sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cận cảnh bộ phận "quan trọng nhất" của giống đực. Hiện giờ Hjartarson tự hào sở hữu 261 “cái ấy” của 90 loài động vật khác nhau. Cái bự nhất trong bộ sưu tập là "của quý" là của một con cá nhà táng, “nó” nặng tới 70kg và dài 1,7m.
Cái nhỏ nhất là của một con chuột đồng với kích cỡ chỉ 2mm nên để có thể ngắm cho thỏa thích, du khách phải dùng tới kính lúp. Có một thứ khiến người ta dễ nhận thấy sự vắng mặt của nó là “cái ấy” của con người. Nhưng chủ nhân của bảo tàng sẽ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống này vì có 4 người quốc tịch Đức, Mỹ, Iceland, Anh đã hứa tặng “cậu nhỏ” của họ sau khi qua đời.
Thị trấn chỉ có 1 người sống - Erving’s Location, New Hampshire
Erving’s Location là một thị trấn ở hạt Coos, New Hampshire, Mỹ.Theo như kết quả điều tra năm 2000 thì chỉ có duy nhất một người sống ở Erving’s Location. Tuy nhiên vào năm 2004, Suzan Collins-cán bộ quản lý hạt Coos nói rằng: "Chúng tôi đã lên danh sách và phát hiện ra ở đó không có ai đăng ký tạm trú cả”. Cô cũng cho biết, tài sản duy nhất phải đóng thuế ở Erving’s Location là các trạm điện thoại.
Mojave: trạm điện thoại vắng vẻ nhất trên thế giới
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, một vài người thợ đã đặt trạm điện thoại ở giữa sa mạc Mojave. Một thời gian lâu sau khi họ dời đi, trạm điện thoại vẫn chờ một người nào đó đến gọi.
Cách xa thị trấn gần nhất một vài dặm, trạm điện thoại cũ kĩ đứng giữa hai con đường đầy bụi bẩn với cửa kính đã bị vỡ, đèn cũng cháy. Tuy nhiên đường dây liên lạc vẫn chưa bị cắt. Và trong suốt 30 năm, không hề có bất kì cuộc điện thoại nào được gọi đến hay gọi đi.Cuối cùng vào năm 1997, lần đầu tiên nó rung lên. Một người đàn ông tên là Deuce đã đọc được về trạm điện thoại và nhấc máy lên gọi cho đến khi một người sống ở sa mạc tên là Lorene nghe thấy và nhấc máy trả lời. Sau đó cứ thế người khác, rồi người khác nữa cứ thế rỉ tai nhau, chỉ để xem có ai đó trả lời. Trong thời gian ngắn, trạm điện thoại đã trở thành một điểm đến. Những người lái xe qua đây thường phải dừng lại để nghe điện thoại. Thậm chí một người đàn ông ở Texas đã cắm trại ở đó trong 32 ngày và trả lời hơn 500 cuộc điện thoại.
Công viên Mill Ends: công viên nhỏ nhất trên thế giới
Công viên Mill Ends nằm tại Portland, Oregon. Theo như sách kỷ lục Guiness thì nó là công viên nhỏ nhất trên thế giới. Công viên được dựng vào ngày Thánh St. Patrick năm 1948 và đây trở thành nơi tổ chức các cuộc đua của… ốc sên. Qua nhiều năm, công viên đã được bổ sung thêm nhiều cảnh trí như bể bơi nhỏ và ván trượt cho… các loài bướm, nhiều tượng đài, một đu quay nhỏ xíu và một đĩa bay mô hình. Nó là một vòng tròn đường kính 610mm với tổng diện tích là 2.916 cm vuông. Đây là công viên nhỏ nhất trên thế giới được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness năm 1971.
Phố Baldwin, Dunedin - Phố dốc nhất thế giới
Phố Baldwin, nằm ở ngoại ô của thành phố Dunedin phía nam New Zealand, được biết đến là con phố dốc nhất trên thế giới. Nó nằm ở phía Đông Bắc của đồi Suburb, cách trung tâm thành phố 3.5km.
Sách Guiness chính thức công nhận phố Baldwin là con phố dốc nhất trên thế giới với độ dốc 35%. Trước đó đã có người đo đạc và khẳng định Baldwin 38 độ nghiêng, nhưng thực ra thì không phải.
Làng Llanfairpwllgwyngyllgogerychwyrndrobwllllantysiliogogogoch
Ở Wales có một làng mang tên Llanfairpwllgwyngyllgogerychwyrndrobwllllantysiliogogogoch (58 chữ cái).
Hàng ngàn du khách mỗi năm đến thăm ngôi làng nhỏ nổi tiếng thế giới vì cái tên đọc hụt hơi này. Thật ra, tên làng có nghĩa là "nhà thờ thánh Maria trong bộng cây phỉ trắng gần một xoáy nước chảy nhanh và nhà thờ thánh Tysilio hang động màu đỏ”. Người ta cho rằng tên làng đã được một thợ sửa giày ở Menai Bridge gần đó nghĩ ra. Ông không hề biết rằng mình đã tạo nên một trong những kế hoạch tiếp thị du lịch thành công nhất mọi thời đại. Cho tới thế kỷ 19, ngôi làng nằm trên đảo Anglesey này được gọi là Llanfair Pwllgwyngyll (nhà thờ thánh Maria gần vực sông cạnh các cây phỉ trắng). Hiện tại làng giữ tên nguyên thủy trên các cột tín hiệu, nhưng tên làng được biết đến tại Wales là Llanfair PG. Keith Wood, một người đàn ông sống tại Birmingham đã lấy tên này đăng ký cho tên một trang web… và đây cũng là tên địa chỉ trang web dài nhất trên thế giới.
Đồi Bunny
Ngọn đồi cao 1500m nằm ở phía bắc vùng Piedmon, Ý. Vào năm 2005, một thành viên của nhóm nghệ thuật Viennes, Gelitin đã hoàn thành xong việc lắp ráp một mô hình con thỏ hồng khổng lồ ở sườn đồi. Mô hình dài 60m, và có chiều cao 6m. Nhóm nghệ thuật không chỉ mong muốn mọi người để ý đến nghệ thuật hơn, mà còn hy vọng nó là động lực giúp mọi người leo lên được đến đỉnh. Các mô hình khác vẫn sẽ được tiếp tục hoàn thành ở đây cho đến tận năm 2025.