Dưới đây là một số đồng tiền có mệnh giá lớn của Mỹ, mà ngày nay người ta chỉ có thể nhìn thấy trong bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân.
Mặt trước và sau của tờ 100.000 USD. Đồng tiền này có chân dung Woodrow Wilson, tổng thống thứ 28 của Mỹ, được lưu hành từ năm 1861, năm bắt đầu cuộc nội chiến Mỹ, đến cuối những năm 1930.
Tờ 10.000 USD có hình Salmon P. Chase, Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln.
Tờ 5.000 USD với chân dung James Madison, tổng thống thứ tư, và là người chắp bút cho Hiến pháp Mỹ.
Tờ 1.000 USD có hình Grover Cleveland, tổng thống thứ 22, và sau nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác trong 4 năm, lại đắc cử và trở thành tổng thống thứ 24 của Mỹ.
Tờ 500 USD có hình William McKinley, tổng thống thứ 25 của Mỹ, và từng là một người tham gia cuộc nội chiến 1861-1865.
Tờ 1 triệu đô la Mỹ này hiện nay một số người nghi vấn là dùng tờ 1 USD tẩy xóa làm giả vì nó giống cả về hình ảnh lẫn hoa văn
[indent] Trong lịch sử, tại Mỹ từng lưu hành những đồng tiền có mệnh giá 100.000 USD và 10.000 USD, chuyên dùng trong các giao dịch có giá trị lớn. Nhưng từ khi hình thức chuyển khoản ra đời, vai trò của những đồng tiền mệnh giá lớn kết thúc.
Các đồng tiền mệnh giá 100.000, 10.000, 5.000, 1.000 và 500 USD được ngân hàng và chính phủ liên bang Mỹ sử dụng trong các giao dịch tài chính có giá trị lớn. Cục Dự trữ liên bang Mỹ thiết kế các hình trang trí có vòng cuộn trên các đồng tiền có mệnh giá lớn. Tất cả các đồng tiền này có màu xanh, trừ tờ 100.000 USD có một mặt màu vàng.
Thực tế, tờ 100.000 USD không phải là tiền, mà là giấy chứng nhận sở hữu vàng, nhưng được in dưới dạng một tờ tiền. Theo quy định, các tờ chứng nhận này chỉ dành cho Chính phủ trong các giao dịch vàng, và được lưu hành từ năm 1861 đến cuối những năm 1930. Nếu người dân sở hữu các đồng tiền này, họ sẽ bị coi là phạm pháp.
Tuy nhiên, khi hệ thống giao dịch điện tử được đưa vào sử dụng, các đồng tiền có mệnh giá lớn không còn vai trò như trước. Mặt khác, việc sử dụng tiền mệnh giá lớn cũng khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ tiền giả và tội phạm có tổ chức dễ dàng sử dụng các đồng tiền này trong giao dịch phi pháp.
Đến năm 1940, Mỹ cho đình chỉ việc lưu hành các giấy chứng nhận này và ngày nay người ta chỉ còn thấy chúng trong bảo tàng. Các tờ tiền mệnh giá lớn khác cũng bị ngừng in ấn từ năm 1946, và rút khỏi lưu thông vào năm 1969, nhằm chống hoạt động của tội phạm có tổ chức. Sau đó, ông chủ của sòng bạc Binion's Horseshoe tại bang Nevada sưu tầm được một số tờ và dùng để trưng bày trong sòng bạc. Nhưng hiện nay, các tờ tiền này cũng đã được bán cho các nhà sưu tầm.
Ngày nay, các tờ tiền tại Mỹ chỉ có mệnh giá 1, 2, 5, 10, 20, 50 và 100 USD. Hầu như chắc chắn các đồng tiền có mệnh giá lớn sẽ không xuất hiện trở lại trong lưu thông, bởi thanh toán qua ngân hàng đã thay thế hoàn toàn vai trò của chúng.
(theo Wikipedia)
[/indent]
Theo Vnexpress
[indent] Các đồng tiền có mệnh giá lớn xuất hiện từ năm 1861, cùng năm nổ ra cuộc nội chiến tại Mỹ, với những mệnh giá 500 USD, 1.000 USD, 5.000 USD. Đến năm 1865, thời điểm kết thúc cuộc nội chiến, xuất hiện thêm tờ chứng nhận vàng 10.000 USD. Vào năm 1934, tờ 100.000 USD được đưa vào lưu hành.
Mục đích phát hành tiền mệnh giá lớn là để phục vụ các giao dịch có giá trị lớn. Cục Dự trữ liên bang Mỹ thiết kế các hình trang trí có vòng cuộn trên các đồng tiền có mệnh giá lớn. Tất cả các đồng tiền này có màu xanh, trừ tờ 100.000 USD có một mặt màu vàng.
Thực tế, tờ 100.000 USD không phải là tiền, mà là giấy chứng nhận sở hữu vàng, nhưng được in dưới dạng một tờ tiền. Theo quy định, các tờ chứng nhận này chỉ dành cho Chính phủ trong các giao dịch vàng. Nếu người dân sở hữu các đồng tiền này, họ sẽ bị coi là phạm pháp. Đến năm 1940, Mỹ cho đình chỉ việc lưu hành các giấy chứng nhận này và ngày nay người ta chỉ còn thấy chúng trong bảo tàng.
Các tờ tiền mệnh giá lớn khác cũng bị ngừng in ấn từ năm 1946, và rút khỏi lưu thông vào năm 1969. Sau đó, ông chủ của sòng bạc Binion's Horseshoe tại bang Nevada sưu tầm được một số tờ và dùng để trưng bày trong sòng bạc. Nhưng hiện nay, các tờ tiền này cũng đã được bán cho các nhà sưu tầm.
Hiện mệnh giá lớn nhất của đôla Mỹ là 100 USD, nhưng đôi khi người ta vẫn thấy xuất hiện những đồng tiền giả có mệnh giá lớn hơn nhiều. Đến nay, tại Mỹ đã ghi nhận các tờ đôla giả có mệnh giá 3 USD, 22 USD, đến 1 triệu, 1,329 triệu USD và kỷ lục là … 1 tỷ USD.
Năm 2001, một người đàn ông Mỹ mua kem hoa quả tại hội chợ bằng một tờ 200 USD giả có hình Tổng thống George W. Bush. Sau đó 2 năm, một người khác cũng dùng một tờ 200 USD có hình ảnh một người hao hao giống Tổng thống Bush để mua một gói thịt giá 150 USD.
Trong một trường hợp khác, một nữ khách hàng có tên Alice Regina Pike tại bang Georgia đã dùng tờ tiền có mệnh giá 1 triệu USD với hình ảnh của tượng nữ thần tự do để trả cho số hàng trị giá 1.671 USD tại một siêu thị của Wal-Mart. Bà này sau đó đã bị bắt giữ vì sử dụng tiền giả.
Hiện các đồng tiền lưu niệm cũng xuất hiện khá nhiều, và chủ yếu có hình biếm họa các nhân vật nổi tiếng, như cựu tổng thống Bill Clinton và vợ là thượng nghị sĩ Hillary Clinton, hay Michael Jackson. Người Mỹ cũng có câu nói cửa miệng liên quan đến tiền giả "kỳ quặc như đồng 3 đôla".
Thông tin có liên quan đến tờ 1 triệu đô la
Chị An vừa được người bạn ở TP HCM tặng tờ mệnh giá 1 triệu đôla Mỹ. Nó quá giống tiền thật, từ chất liệu đến họa tiết, nên chị cứ nghi nghi hoặc hoặc không biết có giá trị thanh toán hay chỉ đơn thuần là tiền lưu niệm.
Mặt trước tờ bạc in hình Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ Washington với dãy số B70825152 và series năm 1928. Tuy nhiên, nó còn khá mới, bề mặt thô ráp và lác đác vài sợi bảo hiểm phát quang.
"Nhìn tờ tiền và cảm nhận bằng mắt thường, tôi không thể phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Mặc dù bạn tôi nhấn mạnh đây chỉ là tờ tiền lưu niệm nhưng khi có nó, tôi cứ nghĩ mình là triệu phú", chị An nói.
Lẫn lộn giữa giả và thật nhưng chị An không dám mang tờ tiền đến ngân hàng để kiểm tra vì sợ bị thu hồi. Chị cất kỹ tờ tiền trong tủ và coi đó là vật kỷ niệm có giá trị cần phải giữ gìn.
ông Vũ Quốc Toản, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM khẳng định: "Tờ tiền mệnh giá 1 triệu đôla không có thật và không có giá trị thanh toán. Bản thân tôi cũng chưa từng nhìn thấy tờ tiền ấy".
Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định Mỹ chưa phát hành loại tiền mệnh giá 1 triệu USD, những tờ tiền này lưu hành trên thị trường là phạm pháp. Phía ngân hàng cũng đang phối hợp với cơ quan công an điều tra đường dây cung cấp tiền 1 triệu đôla giả mạo.
Nhiều nước trên thế giới cũng phát hành một số loại tiền mệnh giá cao để làm lưu niệm, song nó khác hẳn tiền trong lưu thông, từ kích thước, màu sắc, họa tiết và các dấu hiệu nhận biết.
Hồi tháng 10/2005, những đồng tiền mệnh giá 1 triệu đô cũng từng gây xôn xao dư luận. Thầy Lê Quốc Hồ - một thầy thuốc Đông y đã trình báo với cơ quan Công an Hà Nội về việc ông bị kẻ gian đột nhập lấy trộm một khối lượng lớn tài sản gồm 25 tỷ USD tiền mặt cùng nhiều kim cương, đá quý, đồ cổ. Trong đó có một vài tờ tiền mệnh giá 1 triệu đôla.
Trước đó, Tòa án Nhân dân Tỉnh Tây Ninh đã từng đưa ra xét xử một vụ án liên quan đến những tời tiền 1 triệu đôla. Một người đàn ông ở Hà Nội đã bỏ ra gần 100.000 USD để mua 42 tờ 1 triệu đôla, 2 tờ tiền của Trung Quốc mệnh giá 500 triệu và 2 triệu Nhân dân tệ, 22 tờ yen Nhật mệnh giá 5 yen, 10 yen, 100 yen và 3 tờ Mark Đức mệnh giá 100.000.
Khi biết mình bị lừa vì những tờ tiền này không có giá trị thanh toán, người đàn ông này vẫn tìm người để tiêu thụ. Khi bị bắt, cơ quan công an phát hiện anh này lưu giữ 42 tờ tiền mệnh giá 1 triệu đôla, 3 tờ Mark Đức mệnh giá 100.000. Tất cả số tiền này đều là giả. Trong đó, đồng tiền 100.000 mark Đức là bản giả của đồng tiền được sử dụng thời đế chế Đức trong những năm 30 của thế kỷ 20. Còn tờ tiền 1.000.000 USD thì bị tẩy xóa cơ học, sửa chữa nội dung bằng phương pháp in ty-pô từ tờ tiền 1 USD.
Tại Mỹ mới đây, một người đàn ông cũng bị bắt giữ khi đưa tờ giấy bạc mệnh giá 1 triệu đôla đổi ra tiền lẻ. Cơ quan chức năng nước này khẳng định không có một tờ giấy bạc nào của Mỹ mệnh giá lên tới 1 triệu đôla cả. Tính từ năm 1969 tới nay, tờ 100 đôla là mệnh giá cao nhất được đưa vào lưu hành.
[/indent]
[size=4]
[/size]