[justify][size=2]
1. Sông Citarum, Indonesia[/size][/justify]
[justify][size=2]Mặc dù trông giống một hố rác lớn nhưng thật ra con sông Citarum ở Tây Java, Indonesia là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp và sinh hoạt. Con sông bị ô nhiễm nặng do hoạt động con người và đời sống thủy sinh đều đã bị tiêu diệt. Vào tháng 12/2008, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phê duyệt khoảng vay 500 triệu USD để làm sạch con sông nhưng sẽ mất rất nhiều năm để con sông chết trở về với cuộc sống.[/size][/justify]
[justify][size=2]
2. Sông Yamuna, Ấn Độ[/size][/justify]
[justify][size=2]Yamunu, phụ lưu lớn nhất của sông Hằng là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất trên thế giới nơi 58% chất thải của thủ đô New Delhi đổ xuống. Tổng cộng đã có 17 tỉ Rs (tiền Ấn) tương đương 369 triệu USD được chi cho việc làm sạch Yamuna cũng như sông Hằng nhưng tất cả nổ lực dường như vô hiệu, chính phủ cuối cùng đành buông tay.[/size][/justify]
[justify][size=2]
3. Sông Buriganga, Banglades[/size][/justify]
[justify][size=2]Dòng sông Buriganga là sông chính chảy bên thành phố Dhaka, thủ phủ của Bangladesh. Dòng sông chết này tiếp nhận 80% chất thải không qua xử lý chảy thẳng vào và nhựa trầm tích bên dưới mặt nước.[/size][/justify]
[justify][size=2]
4. Hoàng Hà ở Lan Châu, Trung Quốc[/size][/justify]
[justify][size=2]Hoàng Hà là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc và là nguồn cung cấp nước chính yếu cho hàng triệu người ở phía Bắc Trung Quốc. Nhưng đoạn sông ở thành phố Lan Châu (tỉnh Cam Túc), nguồn nước uống hàng đầu cho 2 triệu người dân địa phương lại bị ô nhiễm nặng do dầu tràn và chất thải công nghiệp.[/size][/justify]
[justify][size=2]
5. Sông Marilao, Phillipins[/size][/justify]
[justify][size=2]Túi nhựa, dép cao su, thân cây chuối và cái xác chết trương của một con chó, đó chỉ là một trong số ít thứ nổi lềnh bềnh trên sông Marilao. Nước sông chứa những hóa chất độc hại như crôm, cadimi, đồng, thạch tín. Mặc cho những cuộc vận động của chính quyền địa phương và các mức phạt nghiêm khắc, các hộ gia đình vẫn ném túi rác xuống sông trong khi các nhà máy đổ nước thải vào sông khiến nước sông bị ô nhiễm trầm trọng.[/size][/justify]
[justify][size=2]
6. Sông Hằng, Ấn Độ[/size][/justify]
[justify][size=2]Sông Hằng là con sông linh thiêng nhất của tín đồ Hindu, ước lượng hằng ngày có khoảng 2 triệu người tắm trên con sông theo các nghi thức tôn giáo mặc dù nước sông chứa chất thải, hóa chất độc hại và cả những xác chết ngang nhiên nổi trên sông.[/size][/justify]
[justify][size=2]
7. Sông Songhua, Trung Quốc[/size][/justify]
[justify][size=2]Sông Songhua là con sông ở đông bắc Trung Quốc và là phụ lưu lớn nhất của sông Hắc long. Vào tháng 11/2005, con sông đã bị ô nhiễm bởi benzen dẫn đến việc đóng cửa nhà máy nước Harbin[/size][/justify]
[justify][size=2]
8. Sông Mississippi, Mỹ[/size][/justify]
[justify][size=2]Sông Mississippi là một tài nguyên thiên nhiên và kinh tế hàng đầu cho vùng đất trung tâm của Mỹ. Con sông cung cấp nước tưới cho 40% đại lục Hoa Kỳ, bao gồm vùng đất nông trại trung tâm và mang khoảng 1,5 triệu mét khối chất ô nhiễm chảy vào vịnh Mexico mỗi năm.[/size][/justify]
[justify][size=2]
9. Sông Sarno, Ý[/size][/justify]
[justify][size=2]Sarno là dòng chảy ngang qua Pompeii đến phía nam thành phố Naples. Nó được xem là dòng sông ô nhiễm nhất châu Âu. Tình hình trở nên trầm trọng vì chất thải không xử lí từ công – nông nghiệp ồ ạt đổ xuống sông. Nước sông ô nhiễm chảy vào vịnh Naplas cũng tăng sự ô nhiễm nước biển.[/size][/justify]
[justify][size=2]
10. Sông Vua, Australia[/size][/justify]
[justify][size=2]Sông Vua được xem là dòng sông ô nhiễm nhất ở Australia vì bị nhiễm axit nghiêm trọng do hoạt động khai thác mỏ. Khoảng 1,5 triệu tấn sulphua chảy vào hệ thống sông mỗi năm, đến năm 1995, tổng lượng sulphua theo thống kê lên đến hơn 100 triệu tấn.[/size][/justify]
[justify][size=2]Đây chỉ là danh sách nhỏ của 10 dòng sông trông hãi hùng và nguy hiểm với con người trong số hàng trăm con sông đang bị ô nhiễm và chết dần chết mòn.[/size][/justify]