Vào giờ học, L. lại tìm cách làm quen với anh em của học sinh mình, nhiều lúc quên cả… việc dạy học, trước mặt phụ huynh thì ra vẻ quan tâm học trò lắm nhưng sau lưng thì "anh em của nhóc mới là mục tiêu của cô giáo"
Gia sư là công việc làm thêm rất phổ biến trong giới sinh viên vì nó nhanh, đơn giản, phù hợp với vốn kiến thức đã…bỏ công mài mò suốt 12 năm trên ghế nhà trường. Một ngày bỏ ra khoảng 2 giờ là có thể rủng rỉnh tiền vào cuối tháng, điều đáng nói ở đây chính là những sinh viên có cách dạy rất ư là…kì lạ.
1. Dạy…cho có
Đó là hội những gia sư "phải" đi dạy vì kiếm tiền là chính. Cuộc sống thời sinh viên chật vật khó khăn nên không ít sinh viên "chọn" phương pháp này để có thể…một tuần nhận đến vài lớp. Trung bình một tuần T.V (sv trường N) dạy thêm 2 học sinh xen kẻ 2-4-6 và 3-5-7 với mức lương 500k/1hs , nói ra ai cũng ngưỡng mộ T.V vì vừa học giỏi vừa chịu khó, nhưng chẳng ai ngờ rằng T.V chỉ toàn dạy theo công thức "hoa hồng", tức chỉ nhờ vào sách mẫu. Một lần nhỏ bạn thân của T.V hỏi sao T.V dạy thêm giỏi thế, T.V thẳng thắng "Tụi nó học ngu mới cần mình dạy kèm, mày đi dạy cũng được nữa chứ ở đó nói tao. Vào chỉ cần ra dáng học thức rùi cho nó vài bài tập trong cuốn sách mẫu…thế là xong!". Đến lúc này thì nhỏ bạn thân mới thật sự bất ngờ về kinh nghiệm dạy thêm của thằng bạn, nhỏ chợt nhớ tới những ngày thầy/cô của mấy đứa học trò cho bài tập về nhà là T.V lại mang cả vào lớp nhờ bạn bè…trợ giúp toán lớp 6.
Cũng cùng mục đích như T.V, N.N (sv trường SP) thì càng đắt show với cái hiệu sinh viên trường sư phạm. Vào kỳ nghĩ hè là N.N ra sức kiếm tiền bằng 3, 4 lớp dạy thêm trong một tuần. Từ các lớp tiểu học đến trung học N.N đều nhận tuốt. Sau khi sắp lớp cho thỏa đáng thì N.N bắt đầu điên đầu với các lớp học từ thấp đến cao. Nhiều ngày N.N đi dạy mà chẳng cần xem bài vở của học sinh, cứ vào lớp là cho liền 4, 5 bài tập rồi chờ…hết giờ để về. Nhiều lần học sinh hỏi bài ở ngoài thì cô giáo chỉ trả lời vỏn vẹn câu "Cô dạy sao thì học như vậy đi, hỏi chi mà nhiều thế?!".
Chính phương pháp này đã khiến không ít các học sinh "được" dạy kèm thiếu khả năng suy luận vì bị áp đặt cách làm bài, nhiều sách mẫu chỉ hướng dẫn sơ sài nên cần nhất vẫn là sự giảng dạy của các gia sư. Chép theo sách mẫu nguyên xi như vậy thì ai mà chẳng làm gia sư được?
Hãy trở thành một gia sư đúng nghĩa!!! (Ảnh minh họa)
2. Gia sư hay…robot làm bài giùm?
Đây là hội những gia sư "không may mắn" vì nhận nhằm những lớp "khó dạy". Đa số những cô cậu nhóc này đều thuộc loại ham chơi mà gia đình khá giả. L.P (sv trường H) chẳng may nhận dạy phải một cô nhóc quậy lớp 7. Dù L.P đã cô gắng khuyên và dạy thật cẩn thận nhưng cô nhóc vẫn cứ không chịu học. Vào giờ học thêm là cô nhóc lại lấy chuyện khác ra làm khiến P. rất nãn nhưng vì…lỡ đóng 40% tiền giới thiệu lớp của trung tâm gia sư rồi nên…không dạy không được. Thế là P. nghĩ ra chiêu làm hết bài tập cho cô học trò của mình từ A đến Z. Thậm chí những bài tập làm văn cũng được P. chuẩn bị trước cho học trò của mình học thuộc trong những giờ kiểm tra trên lớp. Cứ thế thành tích của học sinh cứ "lên cao" khiến phụ huynh rất "tin tưởng" nên P. vẫn tiếp tục dạy…
V.X (sv trường CĐ) cũng trở thành robot làm bài giùm cho học trò của mình trong một thời gian dài riết rồi thành…quen. Nhiều lớp dạy sau X. vẫn cứ thế mà làm chứ "Chờ tụi nó học giỏi chắc mình bị đuổi hết rồi!"
Gia sư là để nâng "trình độ" học tập của học sinh, thế nhưng phương pháp này lại tích cực nâng trình độ "lười suy nghĩ" và cả cả trình độ "dựa dẫm vào gia sư" của học sinh. Dạy như vậy có phải là một gia sư…đủ đạo đức nghề nghiệp hay chưa?
3. Phải gia sư không?
Đây là hội những gia sư mà "không giống gia sư" vì đi dạy mà chưng diện cứ như là đi chơi. H. L(sv trường PT) thường diện đến nhà học trò dạy thêm những bộ cánh … quá ư là thoải mái để "kua" anh của học trò mình. H.L từng khẳng định với đám bạn mục đích chính của mình như vậy. Thật vậy, dù dạy mới 2, 3 lớp dạy thêm nhưng L. đã quen được vài anh. Để theo đuổi mục tiêu này, H.L chủ yếu chọn nhận những lớp dạy thêm thuộc loại khá giả mà có…anh trai lớn càng tốt. Vào giờ học, cứ cho học sinh làm bài là L. lại tìm cách làm quen với anh em của học sinh mình, nhiều lúc quên cả… việc dạy học, trước mặt phụ huynh thì ra vẻ quan tâm học trò lắm nhưng sau lưng thì "anh em của nhóc mới là mục tiêu của cô giáo". Chẳng biết L. đạt được mục tiêu lần nào chưa mà chỉ thấy cứ 1, 2 tháng là bị "sa thải" vì "lẳng lơ" quá. Dù trình độ của H.L thì dư sức làm gia sư.
Với M.V (sv trường P) dù không có ý như H.L nhưng cũng chẳng trụ được một lớp bao lâu vì mỗi lần vào dạy là V. chỉ lo chăm chút cho đầu tóc, móng tay móng chân của mình. Nhiều khi V. còn đem hẳn gương vào…vừa soi vừa dạy. Ngoài ra không ít sinh viên nhận làm gia sư nhưng đến lớp dạy vẫn cứ diện quần áo như đi chơi vơi bạn bè, đầu tóc thì nhuộm hai ba lai trong đến hoa cả mắt. Các gia sư nên nhớ rằng, ngoài kiến thức dạy học chúng ta cũng cần phải hiểu thế nào là tôn nghiêm nơi lớp học, vẻ bề ngoài đúng đắn, chuẩn mực sẽ làm cho các phụ huynh tin tưởng , như vậy sẽ thuận lợi cho việc giảng dạy của chúng ta.
D.T (sv trường C) thì không chỉ dạy toán mà T. còn dạy cả học sinh mình chơi game. Ban đầu D.T bảo chỉ dạy cho học trò mình với tính chất giải trí nhưng không biết sao cậu nhóc ngày càng lậm, nhiều khi cậu còn ra điều kiện "phải dạy thêm cho cậu vài ba tuyệt chiêu trong game thì mới chịu học". Để giữ "bữa cơm" của mình nên D.T đành chấp thuận. D.T hiện rất ân hận vì…lỡ làm cho học trò mình ghiện game.(hix)
* * *
Dẫu biết gia sư sinh viên chỉ là thầy cô nghiệp dư nhưng không phải vì thế mà có thể lơ là đạo đức nghề nghiệp. Hy vọng các bạn đang hoặc chuẩn bị trở thành gia sư sau khi đọc bài này sẽ có hành động đúng đắn cho việc làm của mình!